Lĩnh vực chế tạo nhen hy vọng về tăng trưởng châu Á

Lĩnh vực chế tạo của châu Á đã mạnh lên trong tháng 10 làm dấy lên hy vọng về việc kinh tế khu vực đang dần thoát khỏi suy giảm kéo dài.
Thống kê công bố ngày đầu tháng 11 cho thấy lĩnh vực chế tạo của châu Á đãmạnh lên trong tháng 10, trong đó lĩnh vực này ở Trung Quốc tăng trở lại lần đầutiên trong ba tháng qua, góp phần làm dấy lên hy vọng về việc kinh tế khu vựcđang dần thoát khỏi quãng thời gian suy giảm kéo dài.

Theo Phòng thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số quản lý sức mua (PMI) củanước này đã tăng từ 49,8 (điểm) tháng Chín lên 50,2 tháng 10 và là lần đầu tiêntrong ba tháng qua.

Chỉ số này ở trên 50 - ngưỡng phản ánh chiều hướng tăngtrưởng giúp gia tăng sự lạc quan về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Cũng trong ngày 1/11, Ngân hàng HSBC đưa ra thống kê riêng của họ về PMIcủa Trung Quốc với mức 49,5 tháng 10, so với 47,9 tháng Chín.

Mặc dù con số này thấp dưới ngưỡng 50, song vẫn thể hiện xu hướng đi lênvà sự cải thiện đáng kể so với mức thấp nhất trong hơn ba năm qua được ghi trongtháng 8/2012.

Hai chuyên gia kinh tế Liu Li-Gang và Zhou Hao thuộc Ngân hàng ANZ chorằng số liệu lạc quan của lĩnh vực chế tạo Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy nhịpđộ tăng trưởng của nền kinh tế này đang được đẩy lên và xu hướng này dự kiến còntiếp diễn.

Trước đó, các số liệu về xuất khẩu, bán lẻ và đầu tư chính phủ cũng làmnhà đầu tư tin tưởng vào tương lai tươi sáng hơn của kinh tế Trung Quốc.

Trên khắp châu Á - khu vực đã chịu cảnh lĩnh vực chế tạo suy giảm trongnhiều tháng qua, điều tra khác của HSBC cũng cho thấy lĩnh vực này đang được cảithiện tại Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan và Ấn Độ.

Cụ thể, PMI của Hàn Quốc tăng từ 45,7 tháng Chín (mức thấp nhất trong 43tháng qua) lên 47,4 tháng 10; PMI của Đài Loan tăng từ 45,6 lên 47,8; PMI củaIndonesia tăng từ 50,5 lên 51,9 và PMI của Ấn Độ tăng từ 52,8 lên 52,9.

Seoul cũng vừa công bố số liệu cho thấy lĩnh vực xuất khẩu của nước này đãhồi phục trong tháng 10, sau khi sụt giảm ba tháng trước đó, nhờ nhu cầu củaTrung Quốc và Đông Nam Á được cải thiện./.

Trang Nhung (TTXVN)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, ngành Thuế đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng hơn 148 giải pháp công nghệ hiện đại, tích hợp toàn bộ hoạt động quản lý thuế lên môi trường số. (Ảnh: Vietnam+)

10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024

Năm 2024 đánh dấu những bước tiến vượt bậc của ngành Thuế Việt Nam trong việc hiện đại hóa, số hóa quản lý thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách.

Ban Lãnh đạo và đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với Agribank về đánh giá kết quả triển khai Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nơ xấu giai đoạn 2021-2025. (Ảnh: Vietnam+)

Những dấu ấn đậm nét của Agribank trong năm 2024

Tính đến 31/12/2024, tổng tài sản của Agribank đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 200.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 1,72 triệu tỷ đồng, tăng trên 170.000 tỷ đồng (+11%); tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,56%.