Không dễ để tận mắt thấy được các cuốn sách được xuất bản cách đây gần 100 năm, càng khó khăn để gặp mặt chủ nhân của những cuốn sách quý giá ấy.
Chính vì thế, buổi tọa đàm "Thú chơi sách ở Việt Nam" vào sáng ngày 7/3 tại Trung tâm Văn hóa Đông Tây (Hà Nội) phối hợp với diễn đàn sachxua.net tổ chức đã chật cứng người không còn chỗ đứng.
Cuộc hội ngộ nhiều ý nghĩa
Tham gia tọa đàm có dịch giả Hoàng Thúy Toàn, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Đông Tây, anh Hoàng Minh, Lê Tuấn Anh đại diện cho diễn đàn sachxua.net, nhà báo, nhà sưu tầm Yên Ba, nhà sưu tầm Nguyễn Khắc Bảo, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đồng thời là người dẫn chương trình, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân...
Đặc biệt có sự góp mặt quý giá của nhạc sĩ Phạm Tuyên - con trai của học giả Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Lân Bình - cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh, bà Nguyễn Tài - con dâu nhà văn Nguyễn Công Hoan, ông Từ Sơn - con trai của nhà phê bình Hoài Thanh, bà Thu Giang - con gái út của nhà văn Nguyễn Tuân, ông Hoàng Đạo Kính - con trai nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy cùng con cháu của nhà văn Ngô Tất Tố, nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhà báo Phan Khôi...
Điều này mang đến nhiều ý nghĩa đối với ngành xuất bản Việt Nam bởi đây là cuộc trùng phùng giữa gia đình các nhà văn, các học giả, nhà nghiên cứu... với các nhà sưu tầm sách.
Tuy nhiên, cuộc trùng phùng này lại không phải do các nhà xuất bản Việt Nam đứng ra tổ chức, mà vai trò là những người yêu sách, đồng thời có sự đóng góp của những nhà sưu tầm sách trên toàn quốc. Điều đáng nói là những người yêu sách và sưu tầm sách này tuổi đời còn rất trẻ.
Bất ngờ với bản gốc của "Giông tố," "Số đỏ," "Vang bóng một thời..."
Trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử Việt Nam suốt hơn 100 năm qua, các ấn phẩm được xuất bản lần đầu của nhiều nhà văn như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đặc biệt là của hai học giả Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh hầu hết đã không còn được lưu trữ.
Theo anh Hoàng Minh, một trong những nhân vật chủ chốt của diễn đàn sachxua.net, thì do hoàn cảnh chiến tranh nên đa phần các ấn bản quý này đã bị thất lạc.
Tại Việt Nam, thị trường trao đổi, mua bán sách cũ còn chưa phát triển, vì vậy nhiều gia đình được sở hữu nhiều cuốn sách quý của ông cha để lại mà không hay, để rồi mỗi khi chuyển nhà hay dọn lại nhà vô tình bán cho các bà ve chai.
Nếu người bán ve chai có ý thức bán sách lại cho các chủ hiệu sách cũ thì may chăng các cuốn sách quý này đến được tay người yêu sách. Còn không may, các cuốn sách sẽ bị “chui” vào máy nghiền giấy.
Sự thiếu hiểu biết cũng là lý do làm nhiều cuốn sách quý bị “tuyệt chủng”. Ví dụ như các ấn bản của tác phẩm "Số đỏ" do nhà văn Vũ Trọng Phụng viết, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1938 bởi Nhà xuất bản Lê Cường.
Hiện nay, ấn bản được coi là “xưa nhất” của "Số đỏ" đang nằm trong tay nhà sưu tập Yên Ba do Nhà xuất bản Minh Đức in vào năm 1946.
Theo nhà phê bình Lại Nguyên Ân, "Số đỏ" lần đầu tiên xuất hiện trên Hà Nội báo. Sau khi cho đăng xong chương 17, Hà Nội báo bị đóng cửa. Năm 1938, Nhà xuất bản Lê Cường đã in "Số đỏ" thành sách gồm trọn vẹn 20 chương.
Bản in này không còn thấy ở các thư viện, các trung tâm lưu trữ sách lớn, niềm hi vọng cuối cùng là nó đang được nằm trong tay những nhà sưu tầm sách.
Hiện nay các cuốn tái bản "Số đỏ" đang có mặt trên thị trường đều in lại từ ấn bản "Số đỏ" do Nhà xuất bản Mai Lĩnh in vào năm 1951.
Bởi bị chính quyền thực dân Pháp kiểm duyệt, thế nên "Số đỏ" (Nhà xuất bản Mai Lĩnh, 1951) bị cắt xén tùy hứng rất nhiều.
Vì sao các nhà xuất bản in lại "Số đỏ" (Nhà xuất bản Mai Lĩnh, 1951) - đã bị kiểm duyệt, mà không dùng bản "Số đỏ" (Nhà xuất bản Minh Đức, 1946) - gần nguyên tác hơn cả - là câu hỏi cần lời giải đáp!
Đây là sự thiệt thòi cho bạn đọc sau này mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu văn bản nguyên vẹn của các tác giả.
Cùng số phận với "Số đỏ," "Giông tố" của nhà văn Vũ Trọng Phụng lần đầu tiên cũng được in trên Hà Nội báo từ tháng Một đến hết tháng Chín năm 1936 (sau đó Hà Nội báo bị đóng cửa).
Năm 1937, "Giông tố" được Nhà xuất bản Văn Thanh in thành sách. Bản "Giông tố" (Nhà xuất bản Văn Thanh, 1937) cũng không còn tìm thấy ở thư viện hay các kho lưu trữ sách, điều này gây khó khăn vô cùng trong việc nghiên cứu văn học.
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã mất mấy chục năm, thậm chí đã cho đăng báo tìm khắp nơi mà vẫn “biệt vô âm tín”.
May sao, nhờ sự giúp đỡ của anh Hoàng Minh thuộc một câu lạc bộ sách cũ tại Sài Gòn, nhà phê bình Lại Nguyên Ân tiếp xúc được một độc giả đang giữ bản sách quý hiếm này và nhờ sao chụp.
Nhờ vậy, ông mới hay rằng, các ấn bản "Giông tố" tái bản từ năm 1987 đến nay cũng lấy lại từ bản in "Giông tố" (Nhà xuất bản Mai Lĩnh, 1951) và bị chính quyền thực dân Pháp cắt đi vài ngàn chữ.
Theo bà Thu Giang, con gái út của nhà văn Nguyễn Tuân, thì các bản in cuốn "Vang bóng một thời" cũng không còn nguyên vẹn như bản in của Nhà xuất bản Tân Dân năm 1940, Nhà xuất bản Thời Đại in năm 1943, Nhà xuất bản Đắc Lộ in năm 1945.
Cùng các bạn sưu tập sách trong diễn đàn sachxua.net, bà Thu Giang dự kiến sẽ khôi phục lại nguyên bản kiệt tác này của nhà văn Nguyễn Tuân.
Kỳ sau: Sách đến từ trăm năm./.
Chính vì thế, buổi tọa đàm "Thú chơi sách ở Việt Nam" vào sáng ngày 7/3 tại Trung tâm Văn hóa Đông Tây (Hà Nội) phối hợp với diễn đàn sachxua.net tổ chức đã chật cứng người không còn chỗ đứng.
Cuộc hội ngộ nhiều ý nghĩa
Tham gia tọa đàm có dịch giả Hoàng Thúy Toàn, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Đông Tây, anh Hoàng Minh, Lê Tuấn Anh đại diện cho diễn đàn sachxua.net, nhà báo, nhà sưu tầm Yên Ba, nhà sưu tầm Nguyễn Khắc Bảo, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đồng thời là người dẫn chương trình, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân...
Đặc biệt có sự góp mặt quý giá của nhạc sĩ Phạm Tuyên - con trai của học giả Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Lân Bình - cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh, bà Nguyễn Tài - con dâu nhà văn Nguyễn Công Hoan, ông Từ Sơn - con trai của nhà phê bình Hoài Thanh, bà Thu Giang - con gái út của nhà văn Nguyễn Tuân, ông Hoàng Đạo Kính - con trai nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy cùng con cháu của nhà văn Ngô Tất Tố, nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhà báo Phan Khôi...
Điều này mang đến nhiều ý nghĩa đối với ngành xuất bản Việt Nam bởi đây là cuộc trùng phùng giữa gia đình các nhà văn, các học giả, nhà nghiên cứu... với các nhà sưu tầm sách.
Tuy nhiên, cuộc trùng phùng này lại không phải do các nhà xuất bản Việt Nam đứng ra tổ chức, mà vai trò là những người yêu sách, đồng thời có sự đóng góp của những nhà sưu tầm sách trên toàn quốc. Điều đáng nói là những người yêu sách và sưu tầm sách này tuổi đời còn rất trẻ.
Bất ngờ với bản gốc của "Giông tố," "Số đỏ," "Vang bóng một thời..."
Trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử Việt Nam suốt hơn 100 năm qua, các ấn phẩm được xuất bản lần đầu của nhiều nhà văn như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đặc biệt là của hai học giả Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh hầu hết đã không còn được lưu trữ.
Theo anh Hoàng Minh, một trong những nhân vật chủ chốt của diễn đàn sachxua.net, thì do hoàn cảnh chiến tranh nên đa phần các ấn bản quý này đã bị thất lạc.
Tại Việt Nam, thị trường trao đổi, mua bán sách cũ còn chưa phát triển, vì vậy nhiều gia đình được sở hữu nhiều cuốn sách quý của ông cha để lại mà không hay, để rồi mỗi khi chuyển nhà hay dọn lại nhà vô tình bán cho các bà ve chai.
Nếu người bán ve chai có ý thức bán sách lại cho các chủ hiệu sách cũ thì may chăng các cuốn sách quý này đến được tay người yêu sách. Còn không may, các cuốn sách sẽ bị “chui” vào máy nghiền giấy.
Sự thiếu hiểu biết cũng là lý do làm nhiều cuốn sách quý bị “tuyệt chủng”. Ví dụ như các ấn bản của tác phẩm "Số đỏ" do nhà văn Vũ Trọng Phụng viết, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1938 bởi Nhà xuất bản Lê Cường.
Hiện nay, ấn bản được coi là “xưa nhất” của "Số đỏ" đang nằm trong tay nhà sưu tập Yên Ba do Nhà xuất bản Minh Đức in vào năm 1946.
Theo nhà phê bình Lại Nguyên Ân, "Số đỏ" lần đầu tiên xuất hiện trên Hà Nội báo. Sau khi cho đăng xong chương 17, Hà Nội báo bị đóng cửa. Năm 1938, Nhà xuất bản Lê Cường đã in "Số đỏ" thành sách gồm trọn vẹn 20 chương.
Bản in này không còn thấy ở các thư viện, các trung tâm lưu trữ sách lớn, niềm hi vọng cuối cùng là nó đang được nằm trong tay những nhà sưu tầm sách.
Hiện nay các cuốn tái bản "Số đỏ" đang có mặt trên thị trường đều in lại từ ấn bản "Số đỏ" do Nhà xuất bản Mai Lĩnh in vào năm 1951.
Bởi bị chính quyền thực dân Pháp kiểm duyệt, thế nên "Số đỏ" (Nhà xuất bản Mai Lĩnh, 1951) bị cắt xén tùy hứng rất nhiều.
Vì sao các nhà xuất bản in lại "Số đỏ" (Nhà xuất bản Mai Lĩnh, 1951) - đã bị kiểm duyệt, mà không dùng bản "Số đỏ" (Nhà xuất bản Minh Đức, 1946) - gần nguyên tác hơn cả - là câu hỏi cần lời giải đáp!
Đây là sự thiệt thòi cho bạn đọc sau này mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu văn bản nguyên vẹn của các tác giả.
Cùng số phận với "Số đỏ," "Giông tố" của nhà văn Vũ Trọng Phụng lần đầu tiên cũng được in trên Hà Nội báo từ tháng Một đến hết tháng Chín năm 1936 (sau đó Hà Nội báo bị đóng cửa).
Năm 1937, "Giông tố" được Nhà xuất bản Văn Thanh in thành sách. Bản "Giông tố" (Nhà xuất bản Văn Thanh, 1937) cũng không còn tìm thấy ở thư viện hay các kho lưu trữ sách, điều này gây khó khăn vô cùng trong việc nghiên cứu văn học.
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã mất mấy chục năm, thậm chí đã cho đăng báo tìm khắp nơi mà vẫn “biệt vô âm tín”.
May sao, nhờ sự giúp đỡ của anh Hoàng Minh thuộc một câu lạc bộ sách cũ tại Sài Gòn, nhà phê bình Lại Nguyên Ân tiếp xúc được một độc giả đang giữ bản sách quý hiếm này và nhờ sao chụp.
Nhờ vậy, ông mới hay rằng, các ấn bản "Giông tố" tái bản từ năm 1987 đến nay cũng lấy lại từ bản in "Giông tố" (Nhà xuất bản Mai Lĩnh, 1951) và bị chính quyền thực dân Pháp cắt đi vài ngàn chữ.
Theo bà Thu Giang, con gái út của nhà văn Nguyễn Tuân, thì các bản in cuốn "Vang bóng một thời" cũng không còn nguyên vẹn như bản in của Nhà xuất bản Tân Dân năm 1940, Nhà xuất bản Thời Đại in năm 1943, Nhà xuất bản Đắc Lộ in năm 1945.
Cùng các bạn sưu tập sách trong diễn đàn sachxua.net, bà Thu Giang dự kiến sẽ khôi phục lại nguyên bản kiệt tác này của nhà văn Nguyễn Tuân.
Kỳ sau: Sách đến từ trăm năm./.
(TT&VH Online/Vietnam+)