Đợt lũ lụt giữa tháng 10 vừa qua khiến hàng chục nghìn tấn lúa của người dân gặt về không thể phơi được đã nẩy mầm và thối.
Để giảm thiểu thiệt hại, anh Cao Văn Hướng ở thôn Tiên Lai, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã chế tạo thành công mô hình lò sấy lúa thủ công.
Lò sấy có ba phần gồm cửa lò, thân lò và mặt sạp lò. Vật liệu để xây lò gồm gạch, tablô, tre, nứa, kết hợp với bùn đất. Mặt sạp lò được kết bằng tre hoặc gỗ tạp, bên trên phủ kín lưới sắt để đổ lúa lên sấy. Chất đốt từ cửa lò tạo nguồn nhiệt dẫn vào thân lò và sấy khô lúa ở bên trên mặt sạp.
Với chi phí khoảng 300.000 đồng, mỗi gia đình có thể tự xây dựng cho mình 1 lò sấy lúa. Lò với diện tích 4m2 có thể sấy khô 1 tấn lúa/ngày. Ưu điểm của lò sấy lúa này là không làm giảm chất lượng của hạt lúa, lúa được sấy khô hạt vẫn sáng đều.
Anh Cao Văn Hướng cho biết, sau khi một vài chiếc lò của người dân trong xóm được xây dựng và mang lại hiệu quả, mô hình lò sấy lúa đã được nhân rộng ra cả thôn Tiên Lai và một số địa phương khác./.
Để giảm thiểu thiệt hại, anh Cao Văn Hướng ở thôn Tiên Lai, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã chế tạo thành công mô hình lò sấy lúa thủ công.
Lò sấy có ba phần gồm cửa lò, thân lò và mặt sạp lò. Vật liệu để xây lò gồm gạch, tablô, tre, nứa, kết hợp với bùn đất. Mặt sạp lò được kết bằng tre hoặc gỗ tạp, bên trên phủ kín lưới sắt để đổ lúa lên sấy. Chất đốt từ cửa lò tạo nguồn nhiệt dẫn vào thân lò và sấy khô lúa ở bên trên mặt sạp.
Với chi phí khoảng 300.000 đồng, mỗi gia đình có thể tự xây dựng cho mình 1 lò sấy lúa. Lò với diện tích 4m2 có thể sấy khô 1 tấn lúa/ngày. Ưu điểm của lò sấy lúa này là không làm giảm chất lượng của hạt lúa, lúa được sấy khô hạt vẫn sáng đều.
Anh Cao Văn Hướng cho biết, sau khi một vài chiếc lò của người dân trong xóm được xây dựng và mang lại hiệu quả, mô hình lò sấy lúa đã được nhân rộng ra cả thôn Tiên Lai và một số địa phương khác./.
Vương Lợi (TTXVN/Vietnam+)