Các giả thuyết khoa học từ trước đến nay đều khẳng định con người tiến hóa từ loài khỉ, tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia đã tìm thấy các bằng chứng con người có mối liên hệ gần gũi với đáy biển.
Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, các nhà khoa học tại Đại học Queensland đã phát hiện thấy các loài bọt biển có đến 70% gen giống với con người, trong đó có nhiều loại liên quan đến bệnh ung thư và các bệnh khác.
Ông Bernard Degnan, một thành viên của đội ngũ nghiên cứu, nói rằng phát hiện này sẽ giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề và có thể đặt nền tảng cho những buớc đột phá trong nghiên cứu tế bào gốc và các bệnh ung thư.
Khám phá những chức năng di truyền của các tế bào gốc của loài bọt biển có thể cung cấp "những kết nối quan trọng và sâu sắc" đối với các gen có ảnh hưởng đến sinh học tế bào gốc của con người, ông Degnan phát biểu.
Trước đây, các nhà khoa họa Mỹ tại Đại học California cũng đã thiết lập được trình tự gen của một sinh vật phù du cơ thể chỉ gồm một tế bào sống dưới đáy biển. Hệ gen này cung cấp thông tin cho các nhà khoa học về những tiến hóa đi kèm với bước nhảy từ sinh vật đơn bào sang sinh vật đa bào như con người hiện nay.
Các nhà khoa học đã đưa ra sơ đồ gen đầu tiên của con choanoflagellate có tên Monosiga brevicollis. Lần đầu tiên họ cũng đưa ra so sánh của mình với hệ gen của động vật đa bào (còn có tên gọi là metazoan).
Với việc tiêu thụ một số lượng lớn vi khuẩn, con choanoflagellate giữ một vai trò quan trọng trong chu trình cácbon ở đại dương. Nhưng vì choanoflagellate và động vật có chung tổ tiên từ 600 triệu đến khoảng một tỷ năm về trước, nên choanoflagellate nắm giữ trong tay chìa khóa để tìm hiểu nguồn gốc cũng như sự tiến hóa của các loài động vật./.
Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, các nhà khoa học tại Đại học Queensland đã phát hiện thấy các loài bọt biển có đến 70% gen giống với con người, trong đó có nhiều loại liên quan đến bệnh ung thư và các bệnh khác.
Ông Bernard Degnan, một thành viên của đội ngũ nghiên cứu, nói rằng phát hiện này sẽ giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề và có thể đặt nền tảng cho những buớc đột phá trong nghiên cứu tế bào gốc và các bệnh ung thư.
Khám phá những chức năng di truyền của các tế bào gốc của loài bọt biển có thể cung cấp "những kết nối quan trọng và sâu sắc" đối với các gen có ảnh hưởng đến sinh học tế bào gốc của con người, ông Degnan phát biểu.
Trước đây, các nhà khoa họa Mỹ tại Đại học California cũng đã thiết lập được trình tự gen của một sinh vật phù du cơ thể chỉ gồm một tế bào sống dưới đáy biển. Hệ gen này cung cấp thông tin cho các nhà khoa học về những tiến hóa đi kèm với bước nhảy từ sinh vật đơn bào sang sinh vật đa bào như con người hiện nay.
Các nhà khoa học đã đưa ra sơ đồ gen đầu tiên của con choanoflagellate có tên Monosiga brevicollis. Lần đầu tiên họ cũng đưa ra so sánh của mình với hệ gen của động vật đa bào (còn có tên gọi là metazoan).
Với việc tiêu thụ một số lượng lớn vi khuẩn, con choanoflagellate giữ một vai trò quan trọng trong chu trình cácbon ở đại dương. Nhưng vì choanoflagellate và động vật có chung tổ tiên từ 600 triệu đến khoảng một tỷ năm về trước, nên choanoflagellate nắm giữ trong tay chìa khóa để tìm hiểu nguồn gốc cũng như sự tiến hóa của các loài động vật./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)