Theo một nghiên cứu được công bố ngày 8/2, một trong những loài linh trưởng nhỏ nhất trên thế giới, giống khỉ lùn Tarsier của Philippines, có khả năng giao tiếp với nhau bằng tần suất sóng siêu âm mà các con mồi hay kẻ săn mồi khác không thể nghe thấy được.
Chỉ nhỏ bằng một bàn tay người, loài khỉ họ Tarsius có thể nghe và phát ra âm thanh ở một tần số riêng, tạo thành kênh liên lạc cá nhân nhằm cảnh báo nguy hiểm hoặc săn côn trùng cho bữa ăn về đêm.
Số lượng động vật có vú có khả năng phát và nhận những tín hiệu âm thanh trong tần suất sóng siêu âm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, trên 20 ki-lo-héc (kHz), bao gồm cả cá voi, mèo và một số loại dơi.
Và càng ít loài có thể vừa rít, kêu và thét lên trong cùng một tần số âm thanh như loài khỉ mắt to Tasier này, từ trước tới nay luôn bị các nhà khoa học nhầm lẫn rằng chúng “im lặng một cách bình thường” cho tới khi có kết quả cuộc nghiên cứu trên.
Đôi tai của loài khỉ này có khả năng bắt được tần số trên 90 kHz, và có thể phát ra âm thanh đạt tầm 70 kHz.
Nếu đem so sánh thì loài người không thể nghe được âm thanh vượt quá 20 kHz, và một tiếng huýt gọi chó cũng chỉ giao động tầm giữa 22 và 23 kHz.
Một nhóm các nhà khoa học người Mỹ và Philippines được dẫn đầu bởi bà Marissa Ramsier thuộc đại học Humboldt State tại California đã đem lại kết luận trên bằng hai phương pháp.
Đầu tiên họ bắt sáu sinh vật ngoan ngoãn sống về đêm thuộc họ Tarstier và đặt chúng vào một căn phòng âm thanh được xây đặc biệt để kiểm tra độ nhạy cảm của chúng với các âm thanh có tần số cao.
Sau khi hoàn tất thí nghiệm, loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này đã được đưa về nơi sinh sống tự nhiên của mình một cách an toàn, trên hòn đảo Mindanao thuộc Philippines.
Để đo được tần suất sóng siêu âm của loài khỉ này, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 35 con khỉ sống trong tự nhiên.
“Tần suất tối thiểu của tiếng gọi là 67 kHz, cao nhất trong số các sinh vật có vú, ngoại trừ dơi và một số loài gặm nhấm khác,” là kết quả của cuộc nghiên cứu được đăng trên tờ Tạp chí sinh vật của cộng đồng Hoàng gia Anh.
Loài khỉ Tarsier có lợi thế gì với tần suất âm thanh cao đến như vậy? Theo các nhà khoa học thì có khó nhiều tiện ích cho chúng. Một trong số đó là khả năng nghe được một âm thanh báo động im lặng.
“Những tiếng gọi bằng sóng siêu âm có thể đem lại lợi ích cho cả người phát sóng lẫn người nhận được nó, khi những âm thanh này khiến cho kẻ săn mồi gặp khó khăn trong việc định vị chúng,” các nhà nghiên cứu giải thích.
Khả năng đặc biệt của loài khỉ Tarsier còn giúp chúng có thể nghe lén được những tiếng động phát ra từ con mồi, từ những loài như dế, gián (thực đơn ăn kiêng của chúng) cho tới các loài bướm, châu chấu voi hay chim non.
Cuối cùng, cuộc nghiên cứu kết luận rằng khả năng liên lạc bằng tần suất sóng siêu âm khiến chúng sàng lọc được hết những “tiếng ồn” tần số thấp cũng như các tiếng ồn khác trong môi trường nhiệt đới.
Loài khỉ Tarsier có năm ngón tay, tương tự như loài người. Là loài sống về đêm song chúng không có khả năng nhìn trong bóng đêm như các loài khác. Bù lại chúng có cặp mắt - nếu so với tỉ lệ cơ thể - to nhất trong số tất cả các loài linh trưởng trên Trái Đất./.
Chỉ nhỏ bằng một bàn tay người, loài khỉ họ Tarsius có thể nghe và phát ra âm thanh ở một tần số riêng, tạo thành kênh liên lạc cá nhân nhằm cảnh báo nguy hiểm hoặc săn côn trùng cho bữa ăn về đêm.
Số lượng động vật có vú có khả năng phát và nhận những tín hiệu âm thanh trong tần suất sóng siêu âm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, trên 20 ki-lo-héc (kHz), bao gồm cả cá voi, mèo và một số loại dơi.
Và càng ít loài có thể vừa rít, kêu và thét lên trong cùng một tần số âm thanh như loài khỉ mắt to Tasier này, từ trước tới nay luôn bị các nhà khoa học nhầm lẫn rằng chúng “im lặng một cách bình thường” cho tới khi có kết quả cuộc nghiên cứu trên.
Đôi tai của loài khỉ này có khả năng bắt được tần số trên 90 kHz, và có thể phát ra âm thanh đạt tầm 70 kHz.
Nếu đem so sánh thì loài người không thể nghe được âm thanh vượt quá 20 kHz, và một tiếng huýt gọi chó cũng chỉ giao động tầm giữa 22 và 23 kHz.
Một nhóm các nhà khoa học người Mỹ và Philippines được dẫn đầu bởi bà Marissa Ramsier thuộc đại học Humboldt State tại California đã đem lại kết luận trên bằng hai phương pháp.
Đầu tiên họ bắt sáu sinh vật ngoan ngoãn sống về đêm thuộc họ Tarstier và đặt chúng vào một căn phòng âm thanh được xây đặc biệt để kiểm tra độ nhạy cảm của chúng với các âm thanh có tần số cao.
Sau khi hoàn tất thí nghiệm, loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này đã được đưa về nơi sinh sống tự nhiên của mình một cách an toàn, trên hòn đảo Mindanao thuộc Philippines.
Để đo được tần suất sóng siêu âm của loài khỉ này, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 35 con khỉ sống trong tự nhiên.
“Tần suất tối thiểu của tiếng gọi là 67 kHz, cao nhất trong số các sinh vật có vú, ngoại trừ dơi và một số loài gặm nhấm khác,” là kết quả của cuộc nghiên cứu được đăng trên tờ Tạp chí sinh vật của cộng đồng Hoàng gia Anh.
Loài khỉ Tarsier có lợi thế gì với tần suất âm thanh cao đến như vậy? Theo các nhà khoa học thì có khó nhiều tiện ích cho chúng. Một trong số đó là khả năng nghe được một âm thanh báo động im lặng.
“Những tiếng gọi bằng sóng siêu âm có thể đem lại lợi ích cho cả người phát sóng lẫn người nhận được nó, khi những âm thanh này khiến cho kẻ săn mồi gặp khó khăn trong việc định vị chúng,” các nhà nghiên cứu giải thích.
Khả năng đặc biệt của loài khỉ Tarsier còn giúp chúng có thể nghe lén được những tiếng động phát ra từ con mồi, từ những loài như dế, gián (thực đơn ăn kiêng của chúng) cho tới các loài bướm, châu chấu voi hay chim non.
Cuối cùng, cuộc nghiên cứu kết luận rằng khả năng liên lạc bằng tần suất sóng siêu âm khiến chúng sàng lọc được hết những “tiếng ồn” tần số thấp cũng như các tiếng ồn khác trong môi trường nhiệt đới.
Loài khỉ Tarsier có năm ngón tay, tương tự như loài người. Là loài sống về đêm song chúng không có khả năng nhìn trong bóng đêm như các loài khác. Bù lại chúng có cặp mắt - nếu so với tỉ lệ cơ thể - to nhất trong số tất cả các loài linh trưởng trên Trái Đất./.
L.Q (Vietnam+)