Các nhà động vật học đã phát hiện có một loài voi trên thảo nguyên châu Phi rất sợ những chú kiến nhỏ hơn chúng hàng trăm triệu lần.
Các nhà khoa học gồm giáo sư Todd Palmer thuộc Đại học Florida và giáo sư Jacob American thuộc Đại học Wyoming Goheen của Mỹ đã phát hiện loài voi sống ở cao nguyên Kenya rất sợ vỏ của loài cây keo có tên drepanolobium.
Cây keo drepanolobium là thực vật mà loài kiến rất thích làm tổ và kiếm mồi. Kiến và cây keo drepanolobium đã tạo lập mối quan hệ cộng sinh, chính loài kiến đã giúp xua đuổi các loài sinh vật đến phá hoại lá cây này. Vì thế các nhà khoa học suy đoán rằng loài kiến đã giúp cây keo drepanolobium xua đuổi các đàn voi đến phá hoại.
Để chứng minh cho những suy đoán trên, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm bằng cách đuổi hết kiến sống trên cây keo drepanolobium. Kết quả cho thấy loài voi ngay lập tức tới và phá tan cây.
Tuy nhiên, khi thả đàn kiến trở lại, loài voi lại trốn biệt tăm và không dám phá hoại cây. Qua nhiều lần thí nghiệm các nhà khoa học phát hiện, các chủng loại cây keo khác cũng có hiện tượng như cây keo drepanolobium.
Các nhà khoa học cho biết khi động vật ăn cỏ, ăn cành và lá cây, loài kiến sống trên cây đó sẽ bò lên mặt, mũi và các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể chúng, đặc biệt là bộ phận mũi voi hay còn gọi là vòi voi.
Mặc dù được cấu tạo rất cứng cáp song khi đối mặt với loài kiến, vòi voi lại trở nên vô cùng mềm yếu. Hơn nữa bên trong bộ phận này lại có rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Vì thế voi rất sợ kiến xâm nhập vào khu vực này./.
Các nhà khoa học gồm giáo sư Todd Palmer thuộc Đại học Florida và giáo sư Jacob American thuộc Đại học Wyoming Goheen của Mỹ đã phát hiện loài voi sống ở cao nguyên Kenya rất sợ vỏ của loài cây keo có tên drepanolobium.
Cây keo drepanolobium là thực vật mà loài kiến rất thích làm tổ và kiếm mồi. Kiến và cây keo drepanolobium đã tạo lập mối quan hệ cộng sinh, chính loài kiến đã giúp xua đuổi các loài sinh vật đến phá hoại lá cây này. Vì thế các nhà khoa học suy đoán rằng loài kiến đã giúp cây keo drepanolobium xua đuổi các đàn voi đến phá hoại.
Để chứng minh cho những suy đoán trên, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm bằng cách đuổi hết kiến sống trên cây keo drepanolobium. Kết quả cho thấy loài voi ngay lập tức tới và phá tan cây.
Tuy nhiên, khi thả đàn kiến trở lại, loài voi lại trốn biệt tăm và không dám phá hoại cây. Qua nhiều lần thí nghiệm các nhà khoa học phát hiện, các chủng loại cây keo khác cũng có hiện tượng như cây keo drepanolobium.
Các nhà khoa học cho biết khi động vật ăn cỏ, ăn cành và lá cây, loài kiến sống trên cây đó sẽ bò lên mặt, mũi và các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể chúng, đặc biệt là bộ phận mũi voi hay còn gọi là vòi voi.
Mặc dù được cấu tạo rất cứng cáp song khi đối mặt với loài kiến, vòi voi lại trở nên vô cùng mềm yếu. Hơn nữa bên trong bộ phận này lại có rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Vì thế voi rất sợ kiến xâm nhập vào khu vực này./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)