Ông Park Sei Young, cán bộ đối ngoại lâu năm của Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), nói khi chúng tôi vừa đặt chân lên Jeju: "Ở đây có ba điều đặc biệt là gió, đá và những người phụ nữ!"
Gió thì chúng tôi đều nhận thấy ngay từ khi đặt chân xuống nơi mỗi ngày đón hơn 300 chuyến bay này. Chủ tịch Hội Nhà báo Hàn Quốc, ông Kim Kyung Ho, bay từ Seoul xuống, suýt nữa lỡ chuyến vì gió mạnh.
Khi gặp chúng tôi, ông nói: "Tôi đành phải cầu may và nghĩ rằng, nếu có duyên để gặp các bạn Việt Nam thì chuyến bay sẽ cất cánh…"
Và ông đã kịp đến Jeju để có một bữa rượu không thể nào quên, với cách pha rượu theo kiểu “trọng pháo” của Hàn Quốc. Tôi cũng cảm nhận được sức gió Jeju mạnh tới cỡ nào khi đứng bên khu vực gọi là Cửa Sông, không xa khách sạn Lotte là mấy.
Tất cả mọi thứ đều có thể tuột khỏi tay mình trước những cơn gió biển mạnh. Gió thổi không ngừng nghỉ từ bao đời đến nỗi vách đá dựng đứng kia cũng vẹt đi từng mảng đều đặn như có một bàn tay nghệ sĩ tài hoa đẽo gọt.
Những du khách đến đây đều biết một tục lệ quý: ai ước mong điều gì mà nói ra ở Cửa Sông lộng gió này thì sẽ thực hiện được mong ước đó.
Đá ở Jeju có nguồn gốc từ núi lửa Hala, ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đã từng phun trào từ 2 triệu năm trước và làm cho Jeju còn được gọi là Đảo Núi Lửa.
Một thứ đá xốp, mầu đen pha nâu phun lên từ lòng đất được dùng làm nguyên liệu cho nhiều công trình: Những con đường, bức tường bao, những ngôi nhà nhỏ...
Du khách tới đây thường mang về những bức tượng nhỏ tạc hình một ông già bằng đá Hala, từ lâu đã là một biểu tượng của Jeju. "Còn người phụ nữ Jeju có nét gì đặc biệt?" Tôi nêu câu hỏi đó với Victor Ryashentsev, một người Nga đến từ Viễn Đông nhưng đã sống nhiều năm ở đây và rất am hiểu vùng này.
"Từ xa xưa, việc tìm kiếm sản vật dưới lòng biển là một nghề kiếm sống chính của dân trên đảo này", anh trả lời. Người ta phải lặn sâu, chịu được lạnh và có sức bền để làm việc nhiều giờ dưới lòng biển.
Chính công việc này đã làm cho người phụ nữ ở đây, với những tố chất của mình, trở thành lao động chính của gia đình. Do vậy họ rất được tôn trọng. Xa xưa, những người phụ nữ lặn giỏi có thể ra đến tận vùng biển gần với các hòn đảo của Nhật Bản để mò ngọc trai!
Buổi sáng đầu tiên thăm đảo, bên thác nước Cheonjiveon nổi tiếng, một thác nước hiếm hoi đổ thẳng từ núi xuống biển, chúng tôi đã thấy những người phụ nữ Jeju trong bộ đồ lặn mầu đen, ôm những chiếc phao màu vàng vượt sóng lớn bơi ra biển.
Họ đã làm công việc đòi hỏi lòng quả cảm và sức dẻo dai đó từ nhiều đời, góp phần tạo dựng nên cuộc sống giàu bản sắc và sức cuốn hút ở hòn đảo phía nam của đất nước này.
Chúng tôi còn cảm nhận những vẻ đẹp khác của người phụ nữ Jeju. Bà Ko Dae Su, chủ vườn trà Green Tea, với vẻ dịu dàng, thanh lịch, mời chúng tôi thưởng thức thứ trà xanh đặc biệt ở đây, với nguồn nước tự nhiên trong trẻo từ các con suối chảy về từ núi Hala.
Khi biết chúng tôi là người Việt Nam, bà rất vui và mời viết mấy dòng lưu bút để dán lên những bức tường quanh nhà, nơi có bút tích của những người đến từ nhiều vùng trên thế giới. Còn ở quán ăn Seaside ngay bên bờ biển, chị Ho Young Ho đã trổ hết tài nghệ để giới thiệu với những vị khách Việt Nam các món cá biển của riêng vùng này...
Những điều đó đã làm nên sức cuốn hút của Jeju: một khu du lịch với khí hậu biển ấm áp, thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú, văn hóa ẩm thực độc đáo và sự sáng tạo của con người qua nhiều đời trên mảnh đất này.
Người ta bị quyến rũ bởi những khu rừng hiền hòa, những ngọn núi, vịnh biển, hang động, những khu làng với những con đường nhỏ, những vườn quýt vàng chạy dài hai bên đường... Người ta còn bị chinh phục bởi tài năng sáng tạo và lao động bền bỉ của người dân nơi đây.
Từ lâu, Jeju không chỉ là địa chỉ quen thuộc ở Hàn Quốc mà còn có sức thu hút đối với du khách trên thế giới. Theo anh Victor, người đang điều hành Công ty du lịch Discover Korea, hàng năm có trên 600.000 du khách tới đây. Những cặp tình nhân đi hưởng tuần trăng mật; những người già ở phương Bắc đi tránh rét; những người trẻ đi khám phá một vùng đất mới... Trung tâm hội nghị quốc tế ở Jeju luôn tấp nập.
Ngay trong thời kỳ khó khăn của khủng hoảng kinh tế, khách đến Jeju cũng không giảm là mấy. Thăm công viên Hallim, chúng tôi ngạc nhiên không những vì hàng trăm loài cây cỏ độc đáo ở đây được giữ gìn mà còn vì những động thực vật vốn không có ở xứ này nhưng được ông Song Boug Gyu, người chủ của công viên đưa về từ nhiều nơi trên thế giới như đà điểu từ Australia, khối đá có hình thù độc đáo từ Nam Phi, một loại xương rồng quý từ Mông Cổ...
Thăm động Manjang, cách thủ phủ Jeju chừng 30km về phía đông, một trong những hang động đẹp nhất thế giới, chúng tôi vừa ngạc nhiên trước một vẻ đẹp hoang dã, chứng tích cho lịch sử hàng ngàn năm của hòn đảo này, vừa cảm nhận được tấm lòng nâng niu, quý trọng của con người đối với thiên nhiên: từng viên đá, từng dấu chân, từng bức vẽ trên vách đá... - tất cả đều được giữ gìn và chăm sóc chu đáo.
Chúng tôi bất ngờ khi gặp ở Jeju hình ảnh của nàng De Chang Gum trong bộ phim cùng tên đã rất nổi tiếng đối với khán giả Việt Nam. Toàn bộ khu vực được dùng làm cảnh quay cho bộ phim trên hòn đảo này được tạo dựng thành một điểm du lịch với hình ảnh chính là nàng De Chang Gum đang mỉm cười sau bao giông bão, thăng trầm của cuộc đời.
Một ý thơ chợt đến với tôi khi bắt gặp hình ảnh này: "Bao vương triều đã qua rồi Buồn vui gửi lại một thời xa xăm Phong ba bão táp gian nan Gặp em chỉ thấy long lanh mắt cười..."
Những ngày ở Jeju, chúng tôi có buổi gặp mặt với ngài Park Seung Bong, Phó Thị trưởng. Đậm chất dân dã của một người sinh ra và lớn lên trên hòn đảo này, ông nói về những việc đã làm được, những khó khăn của Jeju trong quá trình vươn lên trở thành một khu du lịch nổi tiếng, với đời sống của hơn nửa triệu dân trên đảo cao ngang với những khu vực trong đất liền.
Ông chia sẻ với chúng tôi những dự định về một sân bay mới, những kế hoạch phát triển du lịch mà vẫn quan tâm đến sinh thái, môi trường. Park Seung Bong có một tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Ông nói rằng, vợ ông đã đi thăm Việt Nam và rất say mê phong cảnh, con người và cả hoa quả Việt Nam.
Cũng qua ông, chúng tôi biết rằng khách du lịch Việt Nam đến Jeju còn ít (đến đoàn chúng tôi thì mới có 60 người, tính đến thời điểm tháng 11/2009) nhưng ở đảo đã có hơn 1.000 cô dâu từ Việt Nam.
Ông cho biết, phụ nữ Việt về làm dâu ở đảo rất chịu thương chịu khó và tạo dựng hình ảnh đẹp trong con mắt người dân nơi đây. Nhiều chàng trai Jeju đang mong lấy được vợ Việt Nam.
Trong bữa cơm thân mật, bên chén rượu Sochu, Phó thị trưởng Park Seung Bong nói rất chân tình: "Các bạn về Việt Nam xin chuyển lời nhắn của chúng tôi. Người Jeju rất mong được đón các bạn Việt Nam đến thăm! Chúng tôi luôn mở rộng vòng tay chờ đón các bạn!"
Chúng tôi hiểu được tình cảm của Park Seung Bong và nhớ lời hẹn với ông, xin được chuyển lời nhắn bằng việc viết những dòng này./.
Gió thì chúng tôi đều nhận thấy ngay từ khi đặt chân xuống nơi mỗi ngày đón hơn 300 chuyến bay này. Chủ tịch Hội Nhà báo Hàn Quốc, ông Kim Kyung Ho, bay từ Seoul xuống, suýt nữa lỡ chuyến vì gió mạnh.
Khi gặp chúng tôi, ông nói: "Tôi đành phải cầu may và nghĩ rằng, nếu có duyên để gặp các bạn Việt Nam thì chuyến bay sẽ cất cánh…"
Và ông đã kịp đến Jeju để có một bữa rượu không thể nào quên, với cách pha rượu theo kiểu “trọng pháo” của Hàn Quốc. Tôi cũng cảm nhận được sức gió Jeju mạnh tới cỡ nào khi đứng bên khu vực gọi là Cửa Sông, không xa khách sạn Lotte là mấy.
Tất cả mọi thứ đều có thể tuột khỏi tay mình trước những cơn gió biển mạnh. Gió thổi không ngừng nghỉ từ bao đời đến nỗi vách đá dựng đứng kia cũng vẹt đi từng mảng đều đặn như có một bàn tay nghệ sĩ tài hoa đẽo gọt.
Những du khách đến đây đều biết một tục lệ quý: ai ước mong điều gì mà nói ra ở Cửa Sông lộng gió này thì sẽ thực hiện được mong ước đó.
Đá ở Jeju có nguồn gốc từ núi lửa Hala, ngọn núi cao nhất Hàn Quốc đã từng phun trào từ 2 triệu năm trước và làm cho Jeju còn được gọi là Đảo Núi Lửa.
Một thứ đá xốp, mầu đen pha nâu phun lên từ lòng đất được dùng làm nguyên liệu cho nhiều công trình: Những con đường, bức tường bao, những ngôi nhà nhỏ...
Du khách tới đây thường mang về những bức tượng nhỏ tạc hình một ông già bằng đá Hala, từ lâu đã là một biểu tượng của Jeju. "Còn người phụ nữ Jeju có nét gì đặc biệt?" Tôi nêu câu hỏi đó với Victor Ryashentsev, một người Nga đến từ Viễn Đông nhưng đã sống nhiều năm ở đây và rất am hiểu vùng này.
"Từ xa xưa, việc tìm kiếm sản vật dưới lòng biển là một nghề kiếm sống chính của dân trên đảo này", anh trả lời. Người ta phải lặn sâu, chịu được lạnh và có sức bền để làm việc nhiều giờ dưới lòng biển.
Chính công việc này đã làm cho người phụ nữ ở đây, với những tố chất của mình, trở thành lao động chính của gia đình. Do vậy họ rất được tôn trọng. Xa xưa, những người phụ nữ lặn giỏi có thể ra đến tận vùng biển gần với các hòn đảo của Nhật Bản để mò ngọc trai!
Buổi sáng đầu tiên thăm đảo, bên thác nước Cheonjiveon nổi tiếng, một thác nước hiếm hoi đổ thẳng từ núi xuống biển, chúng tôi đã thấy những người phụ nữ Jeju trong bộ đồ lặn mầu đen, ôm những chiếc phao màu vàng vượt sóng lớn bơi ra biển.
Họ đã làm công việc đòi hỏi lòng quả cảm và sức dẻo dai đó từ nhiều đời, góp phần tạo dựng nên cuộc sống giàu bản sắc và sức cuốn hút ở hòn đảo phía nam của đất nước này.
Chúng tôi còn cảm nhận những vẻ đẹp khác của người phụ nữ Jeju. Bà Ko Dae Su, chủ vườn trà Green Tea, với vẻ dịu dàng, thanh lịch, mời chúng tôi thưởng thức thứ trà xanh đặc biệt ở đây, với nguồn nước tự nhiên trong trẻo từ các con suối chảy về từ núi Hala.
Khi biết chúng tôi là người Việt Nam, bà rất vui và mời viết mấy dòng lưu bút để dán lên những bức tường quanh nhà, nơi có bút tích của những người đến từ nhiều vùng trên thế giới. Còn ở quán ăn Seaside ngay bên bờ biển, chị Ho Young Ho đã trổ hết tài nghệ để giới thiệu với những vị khách Việt Nam các món cá biển của riêng vùng này...
Những điều đó đã làm nên sức cuốn hút của Jeju: một khu du lịch với khí hậu biển ấm áp, thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú, văn hóa ẩm thực độc đáo và sự sáng tạo của con người qua nhiều đời trên mảnh đất này.
Người ta bị quyến rũ bởi những khu rừng hiền hòa, những ngọn núi, vịnh biển, hang động, những khu làng với những con đường nhỏ, những vườn quýt vàng chạy dài hai bên đường... Người ta còn bị chinh phục bởi tài năng sáng tạo và lao động bền bỉ của người dân nơi đây.
Từ lâu, Jeju không chỉ là địa chỉ quen thuộc ở Hàn Quốc mà còn có sức thu hút đối với du khách trên thế giới. Theo anh Victor, người đang điều hành Công ty du lịch Discover Korea, hàng năm có trên 600.000 du khách tới đây. Những cặp tình nhân đi hưởng tuần trăng mật; những người già ở phương Bắc đi tránh rét; những người trẻ đi khám phá một vùng đất mới... Trung tâm hội nghị quốc tế ở Jeju luôn tấp nập.
Ngay trong thời kỳ khó khăn của khủng hoảng kinh tế, khách đến Jeju cũng không giảm là mấy. Thăm công viên Hallim, chúng tôi ngạc nhiên không những vì hàng trăm loài cây cỏ độc đáo ở đây được giữ gìn mà còn vì những động thực vật vốn không có ở xứ này nhưng được ông Song Boug Gyu, người chủ của công viên đưa về từ nhiều nơi trên thế giới như đà điểu từ Australia, khối đá có hình thù độc đáo từ Nam Phi, một loại xương rồng quý từ Mông Cổ...
Thăm động Manjang, cách thủ phủ Jeju chừng 30km về phía đông, một trong những hang động đẹp nhất thế giới, chúng tôi vừa ngạc nhiên trước một vẻ đẹp hoang dã, chứng tích cho lịch sử hàng ngàn năm của hòn đảo này, vừa cảm nhận được tấm lòng nâng niu, quý trọng của con người đối với thiên nhiên: từng viên đá, từng dấu chân, từng bức vẽ trên vách đá... - tất cả đều được giữ gìn và chăm sóc chu đáo.
Chúng tôi bất ngờ khi gặp ở Jeju hình ảnh của nàng De Chang Gum trong bộ phim cùng tên đã rất nổi tiếng đối với khán giả Việt Nam. Toàn bộ khu vực được dùng làm cảnh quay cho bộ phim trên hòn đảo này được tạo dựng thành một điểm du lịch với hình ảnh chính là nàng De Chang Gum đang mỉm cười sau bao giông bão, thăng trầm của cuộc đời.
Một ý thơ chợt đến với tôi khi bắt gặp hình ảnh này: "Bao vương triều đã qua rồi Buồn vui gửi lại một thời xa xăm Phong ba bão táp gian nan Gặp em chỉ thấy long lanh mắt cười..."
Những ngày ở Jeju, chúng tôi có buổi gặp mặt với ngài Park Seung Bong, Phó Thị trưởng. Đậm chất dân dã của một người sinh ra và lớn lên trên hòn đảo này, ông nói về những việc đã làm được, những khó khăn của Jeju trong quá trình vươn lên trở thành một khu du lịch nổi tiếng, với đời sống của hơn nửa triệu dân trên đảo cao ngang với những khu vực trong đất liền.
Ông chia sẻ với chúng tôi những dự định về một sân bay mới, những kế hoạch phát triển du lịch mà vẫn quan tâm đến sinh thái, môi trường. Park Seung Bong có một tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Ông nói rằng, vợ ông đã đi thăm Việt Nam và rất say mê phong cảnh, con người và cả hoa quả Việt Nam.
Cũng qua ông, chúng tôi biết rằng khách du lịch Việt Nam đến Jeju còn ít (đến đoàn chúng tôi thì mới có 60 người, tính đến thời điểm tháng 11/2009) nhưng ở đảo đã có hơn 1.000 cô dâu từ Việt Nam.
Ông cho biết, phụ nữ Việt về làm dâu ở đảo rất chịu thương chịu khó và tạo dựng hình ảnh đẹp trong con mắt người dân nơi đây. Nhiều chàng trai Jeju đang mong lấy được vợ Việt Nam.
Trong bữa cơm thân mật, bên chén rượu Sochu, Phó thị trưởng Park Seung Bong nói rất chân tình: "Các bạn về Việt Nam xin chuyển lời nhắn của chúng tôi. Người Jeju rất mong được đón các bạn Việt Nam đến thăm! Chúng tôi luôn mở rộng vòng tay chờ đón các bạn!"
Chúng tôi hiểu được tình cảm của Park Seung Bong và nhớ lời hẹn với ông, xin được chuyển lời nhắn bằng việc viết những dòng này./.
Trần Mai Hưởng (Vietnam+)