Ngày 21/2, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc Thụy Điển và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì phát triển bền vững tổ chức Hội thảo “Giáo dục về biến đổi khí hậu,” nhằm phát triển năng lực giảng dạy và nghiên cứu giáo dục biến đổi khí hậu tại các trường phổ thông bằng phương pháp hiện đại thu hút sự tìm tòi yêu thích của học sinh.
Dự kiến sẽ có sáu trường được thí điểm đầu tiên đó là hai trường tại Hải Phòng, một trường tại Hà Nội, một trường tại Đồng Tháp và hai trường tại Huế.
Giáo sư-tiến sỹ Trần Đức Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng giáo dục biến đổi khí hậu là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu; đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó việc lồng ghép vào môn học ở các trường phổ thông và đại học như địa lý, công nghệ, Kỹ thuật nông nghiệp chính là giải pháp hữu hiệu để thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh đối với biến đổi khí hậu, hướng thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu nỗ lực hành động để chống biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia, hiện nay Việt Nam chưa có giáo trình chính thức giảng dạy về biến đổi khí hậu tại các trường phổ thông, đây là một trong những hạn chế rất lớn trong giáo dục ở Việt Nam. Nên việc đưa biến đổi khí hậu vào chương trình học theo hình thức vừa giảng dạy vui chơi tìm hiểu sẽ làm tăng hiệu quả giáo dục về biến đổi khí hậu.
Tuy vậy, nếu lồng ghép thì cần phải có những biện pháp cụ thể giúp các em tiếp thu một cách dễ dàng, tránh tình trạng giáo viên xem đây là môn học chính thống, học sinh học trong tâm lý bắt buộc.
Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển sẽ giúp một số trường Trung học của Việt Nam tiếp cận với giáo trình biến đổi khí hậu đang được áp dụng tại các nước này./.
Dự kiến sẽ có sáu trường được thí điểm đầu tiên đó là hai trường tại Hải Phòng, một trường tại Hà Nội, một trường tại Đồng Tháp và hai trường tại Huế.
Giáo sư-tiến sỹ Trần Đức Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng giáo dục biến đổi khí hậu là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu; đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó việc lồng ghép vào môn học ở các trường phổ thông và đại học như địa lý, công nghệ, Kỹ thuật nông nghiệp chính là giải pháp hữu hiệu để thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh đối với biến đổi khí hậu, hướng thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu nỗ lực hành động để chống biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia, hiện nay Việt Nam chưa có giáo trình chính thức giảng dạy về biến đổi khí hậu tại các trường phổ thông, đây là một trong những hạn chế rất lớn trong giáo dục ở Việt Nam. Nên việc đưa biến đổi khí hậu vào chương trình học theo hình thức vừa giảng dạy vui chơi tìm hiểu sẽ làm tăng hiệu quả giáo dục về biến đổi khí hậu.
Tuy vậy, nếu lồng ghép thì cần phải có những biện pháp cụ thể giúp các em tiếp thu một cách dễ dàng, tránh tình trạng giáo viên xem đây là môn học chính thống, học sinh học trong tâm lý bắt buộc.
Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển sẽ giúp một số trường Trung học của Việt Nam tiếp cận với giáo trình biến đổi khí hậu đang được áp dụng tại các nước này./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)