Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một phát hiện gây bất ngờ rằng lớp băng ở Bắc Băng Dương đang dầy lên, thậm chí nó đã trở lại như thời kỳ cách đây hơn một thập kỷ sau nhiều năm bị thu hẹp đáng kể do tan chảy.
Trong báo cáo công trên mạng thông tin của Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia của Mỹ, nhà khoa học Mark Serreze cho biết qua phân tích những bức ảnh mới chụp từ vệ tinh có thể thấy rõ diện tích Bắc Băng Dương được bao phủ bởi băng tuyết đã trở lại như thời kỳ 1979-2000.
Trước đó, những dữ liệu thu thập được trong 8 năm qua cho thấy tính đến tháng 9 năm ngoái, diện tích bề mặt băng tại Bắc Băng dương đã giảm 22% trong khoảng 20 năm qua. Thậm chí đến đầu tháng 3 vừa qua, lượng băng tuyết tại Bắc Băng Dương vẫn thấp ở mức kỷ lục như hồi năm 2007.
Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng lớp băng đột ngột dầy lên tại Bắc Băng Dương là do hiện tượng thời tiết bất thường ở Bắc cực. Trong vài tuần gần đây, thời tiết ở Bắc cực rất lạnh, đây là nguyên nhân chính khiến lượng băng tăng lên, đặc biệt ở vùng biển Bering
Biển Bering có ranh giới về phía bắc và phía đông với bang Alaska (Mỹ), phía tây với vùng Siberi của Nga. Nó nằm giữa hai hệ khí áp thấp. Ông Serreze cho rằng thời tiết thay đổi đã khiến lượng băng tạm thời dầy lên, nhưng dự báo khi có gió mạnh và thời tiết ấm lên, lớp băng này sẽ nhanh chóng tan chảy./.
Trong báo cáo công trên mạng thông tin của Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia của Mỹ, nhà khoa học Mark Serreze cho biết qua phân tích những bức ảnh mới chụp từ vệ tinh có thể thấy rõ diện tích Bắc Băng Dương được bao phủ bởi băng tuyết đã trở lại như thời kỳ 1979-2000.
Trước đó, những dữ liệu thu thập được trong 8 năm qua cho thấy tính đến tháng 9 năm ngoái, diện tích bề mặt băng tại Bắc Băng dương đã giảm 22% trong khoảng 20 năm qua. Thậm chí đến đầu tháng 3 vừa qua, lượng băng tuyết tại Bắc Băng Dương vẫn thấp ở mức kỷ lục như hồi năm 2007.
Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng lớp băng đột ngột dầy lên tại Bắc Băng Dương là do hiện tượng thời tiết bất thường ở Bắc cực. Trong vài tuần gần đây, thời tiết ở Bắc cực rất lạnh, đây là nguyên nhân chính khiến lượng băng tăng lên, đặc biệt ở vùng biển Bering
Biển Bering có ranh giới về phía bắc và phía đông với bang Alaska (Mỹ), phía tây với vùng Siberi của Nga. Nó nằm giữa hai hệ khí áp thấp. Ông Serreze cho rằng thời tiết thay đổi đã khiến lượng băng tạm thời dầy lên, nhưng dự báo khi có gió mạnh và thời tiết ấm lên, lớp băng này sẽ nhanh chóng tan chảy./.
Thanh Bình (Vietnam+)