Chỉ trong một thời gian ngắn dải đất nghèo miền Trung đã phải hứng chịu hai cơn lũ liên tiếp ập đến, hàng chục nghìn hộ dân nơi đây lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất," nhiều vùng dân cư hiện vẫn bị mưa lũ cô lập.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, đợt mưa lũ diễn ra từ ngày 14-18/10 đã làm 54 người chết và mất tích.
Như vậy, sau hai đợt "lũ chồng lên lũ," tính đến thời điểm này miền Trung đã có tới 137 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về vật chất lên đến 4-5.000 tỷ đồng (riêng đợt lũ đầu tháng 10 thiệt hại 2.562 tỷ đồng).
Ngày 18/10, theo báo cáo của ban chỉ huy phòng, chống lụt bão các địa phương, hiện Nghệ An vẫn còn 21 xã bị ngập sâu, trong đó có 9 xã bị cô lập, số hộ dân bị ngập là hơn 15.100 hộ.
Hà Tĩnh có 178 xã của 12 huyện, thị trong tỉnh bị ngập, lụt, trong đó có 105 xã bị ngập sâu và chia cắt hoàn toàn, số hộ dân bị ngập là hơn 83.500 hộ. Quảng Bình 80 xã bị ngập, có 12 xã còn bị cô lập.
Với phương châm "không để bất cứ người dân nào bị đói rét," Thủ tướng Chính phủ có Công điện khẩn số 1864/CĐ-TTg ngày 17/10/2010 điện Bộ Tài Chính, Cục Dự trữ quốc gia yêu cầu chỉ đạo cấp ngay khoản kinh phí 200 tỷ đã quyết định trong đợt lũ trước và cấp bổ sung 2.000 tấn gạo cho hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Bộ Quốc phòng đã điều 1 máy bay Mi17 từ sân bay Gia Lâm vào Vinh để phục vụ bay cứu trợ các vùng khó khăn của Hà Tĩnh. Đồng thời huy động 92 phương tiện xuồng, canô của Quân đội, Biên phòng và hơn 100 phương tiện khác tập trung cứu trợ cho nhân dân, đặc biệt là các huyện Hương Khê, Vụ Quang, Thạch Hà...
Về công tác cứu hộ người dân, tỉnh Nghệ An đã sơ tán đến nơi an toàn được gần 2.300 hộ.
Tỉnh Hà Tĩnh cứu được 928 người dân; sơ tán đến nơi an toàn được 17.000 hộ gồm 68.000 người; huy động 40 xuồng cao tốc; vận chuyển 50 tấn mỳ tôm, 50.000 lít nước uống đóng chai để cứu trợ cho nhân dân vùng Hương Khê, Vụ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã trích ngân sách 15 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện mua lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu cứu trợ nhân dân vùng lũ.
Tại Quảng Bình, lực lượng chức năng đã sơ tán đến nơi an toàn được hơn 10.600 hộ, huy động 30 xuống, canô, hàng chục xe các loại, 300 cán bộ, chiến sỹ, 200 đoàn viên thanh niên trực tiếp tới vùng ngập để cứu hộ, di dời dân.
Ngoài việc tiếp tục tổ chức tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi và hỗ trợ gia đình có người bị nạn, cứu hộ, cứu trợ khẩn cấp nhân dân vùng ngập lũ, công tác đối phó với "siêu bão“ Megi đang được các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các Bộ liên quan khẩn trương triển khai thực hiện.
Megi là một cơn bão mạnh, phạm vi ảnh hưởng rất rộng, với gió cấp 10 trở lên có bán kính 200km, gió cấp 6 trở lên có bán kính 400km./.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, đợt mưa lũ diễn ra từ ngày 14-18/10 đã làm 54 người chết và mất tích.
Như vậy, sau hai đợt "lũ chồng lên lũ," tính đến thời điểm này miền Trung đã có tới 137 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về vật chất lên đến 4-5.000 tỷ đồng (riêng đợt lũ đầu tháng 10 thiệt hại 2.562 tỷ đồng).
Ngày 18/10, theo báo cáo của ban chỉ huy phòng, chống lụt bão các địa phương, hiện Nghệ An vẫn còn 21 xã bị ngập sâu, trong đó có 9 xã bị cô lập, số hộ dân bị ngập là hơn 15.100 hộ.
Hà Tĩnh có 178 xã của 12 huyện, thị trong tỉnh bị ngập, lụt, trong đó có 105 xã bị ngập sâu và chia cắt hoàn toàn, số hộ dân bị ngập là hơn 83.500 hộ. Quảng Bình 80 xã bị ngập, có 12 xã còn bị cô lập.
Với phương châm "không để bất cứ người dân nào bị đói rét," Thủ tướng Chính phủ có Công điện khẩn số 1864/CĐ-TTg ngày 17/10/2010 điện Bộ Tài Chính, Cục Dự trữ quốc gia yêu cầu chỉ đạo cấp ngay khoản kinh phí 200 tỷ đã quyết định trong đợt lũ trước và cấp bổ sung 2.000 tấn gạo cho hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Bộ Quốc phòng đã điều 1 máy bay Mi17 từ sân bay Gia Lâm vào Vinh để phục vụ bay cứu trợ các vùng khó khăn của Hà Tĩnh. Đồng thời huy động 92 phương tiện xuồng, canô của Quân đội, Biên phòng và hơn 100 phương tiện khác tập trung cứu trợ cho nhân dân, đặc biệt là các huyện Hương Khê, Vụ Quang, Thạch Hà...
Về công tác cứu hộ người dân, tỉnh Nghệ An đã sơ tán đến nơi an toàn được gần 2.300 hộ.
Tỉnh Hà Tĩnh cứu được 928 người dân; sơ tán đến nơi an toàn được 17.000 hộ gồm 68.000 người; huy động 40 xuồng cao tốc; vận chuyển 50 tấn mỳ tôm, 50.000 lít nước uống đóng chai để cứu trợ cho nhân dân vùng Hương Khê, Vụ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã trích ngân sách 15 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện mua lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu cứu trợ nhân dân vùng lũ.
Tại Quảng Bình, lực lượng chức năng đã sơ tán đến nơi an toàn được hơn 10.600 hộ, huy động 30 xuống, canô, hàng chục xe các loại, 300 cán bộ, chiến sỹ, 200 đoàn viên thanh niên trực tiếp tới vùng ngập để cứu hộ, di dời dân.
Ngoài việc tiếp tục tổ chức tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi và hỗ trợ gia đình có người bị nạn, cứu hộ, cứu trợ khẩn cấp nhân dân vùng ngập lũ, công tác đối phó với "siêu bão“ Megi đang được các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các Bộ liên quan khẩn trương triển khai thực hiện.
Megi là một cơn bão mạnh, phạm vi ảnh hưởng rất rộng, với gió cấp 10 trở lên có bán kính 200km, gió cấp 6 trở lên có bán kính 400km./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)