Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết Bộ này đang tập trung lấy ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam.
Trong chiến lược 10 năm 2011-2020, Việt Nam đưa ra 3 đột phá về thể chế, nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở hạ tầng.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam cần cân bằng các nguồn vốn nội địa, vốn ODA, nên có chính sách trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việt Nam phải sử dụng các biện pháp xếp hạng ưu tiên phù hợp cho từng lĩnh vực như kinh tế, môi trường.
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Reda Hamedoun, Ngân hàng Thế giới cho biết, phương pháp lựa chọn và ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm cần được chia làm 3 giai đoạn; trong đó, giai đoạn lập hồ sơ sẽ kiểm tra tính tương thích của dự án với các tiêu chí chuẩn quốc gia; giai đoạn đánh giá phân tích, đánh giá các hạ tầng; giai đoạn lựa chọn sẽ cho điểm và xếp hạng thứ tự dự án được cấp vốn.
Trong giai đoạn lập hồ sơ, các hồ sơ dự án được lựa chọn phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ. Với 11 ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 của Việt Nam, phương pháp sẽ tập trung vào 6 ưu tiên là tái cơ cấu nền kinh tế để cải thiện chất lượng và tính cạnh tranh; Phát triển các ngành kinh tế và các ngành công nghiệp; Phát triển văn hóa, công bằng xã hội và bảo trợ xã hội; Bảo vệ môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu; Phát triển vùng và các khu vực đô thị, nông thôn một cách bền vững; Huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực để xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại. Để có thể được cân nhắc thẩm định, một dự án hạ tầng cơ sở được lựa chọn phải tương thích với ít nhất ba ưu tiên quốc gia.
Trong giai đoạn đánh giá, phương pháp sẽ tập trung đánh giá về tác động kinh tế như tạo tăng trưởng cho các ngành, duy trì thương mại, tạo việc làm, tính bền vững của dự án, xúc tác cho các đầu tư khác. Tác động về xã hội và môi trường như tạo lợi ích cho cộng đồng, cải thiện (thu nhập, sức khỏe, an toàn), hội nhập, tăng trưởng toàn diện, tiếp cận nông thôn...
Giai đoạn lựa chọn cũng cần được ưu tiên xây dựng kênh thông tin rõ ràng và xác định cụ thể các dự án sẽ ra tín hiệu về những cam kết thực hiện các dự án chính phủ, nhờ vậy sẽ nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư cá nhân trong việc lập kế hoạch phát triển hạ tầng ở Việt Nam./.
Trong chiến lược 10 năm 2011-2020, Việt Nam đưa ra 3 đột phá về thể chế, nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ sở hạ tầng.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam cần cân bằng các nguồn vốn nội địa, vốn ODA, nên có chính sách trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việt Nam phải sử dụng các biện pháp xếp hạng ưu tiên phù hợp cho từng lĩnh vực như kinh tế, môi trường.
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Reda Hamedoun, Ngân hàng Thế giới cho biết, phương pháp lựa chọn và ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm cần được chia làm 3 giai đoạn; trong đó, giai đoạn lập hồ sơ sẽ kiểm tra tính tương thích của dự án với các tiêu chí chuẩn quốc gia; giai đoạn đánh giá phân tích, đánh giá các hạ tầng; giai đoạn lựa chọn sẽ cho điểm và xếp hạng thứ tự dự án được cấp vốn.
Trong giai đoạn lập hồ sơ, các hồ sơ dự án được lựa chọn phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ. Với 11 ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 của Việt Nam, phương pháp sẽ tập trung vào 6 ưu tiên là tái cơ cấu nền kinh tế để cải thiện chất lượng và tính cạnh tranh; Phát triển các ngành kinh tế và các ngành công nghiệp; Phát triển văn hóa, công bằng xã hội và bảo trợ xã hội; Bảo vệ môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu; Phát triển vùng và các khu vực đô thị, nông thôn một cách bền vững; Huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực để xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại. Để có thể được cân nhắc thẩm định, một dự án hạ tầng cơ sở được lựa chọn phải tương thích với ít nhất ba ưu tiên quốc gia.
Trong giai đoạn đánh giá, phương pháp sẽ tập trung đánh giá về tác động kinh tế như tạo tăng trưởng cho các ngành, duy trì thương mại, tạo việc làm, tính bền vững của dự án, xúc tác cho các đầu tư khác. Tác động về xã hội và môi trường như tạo lợi ích cho cộng đồng, cải thiện (thu nhập, sức khỏe, an toàn), hội nhập, tăng trưởng toàn diện, tiếp cận nông thôn...
Giai đoạn lựa chọn cũng cần được ưu tiên xây dựng kênh thông tin rõ ràng và xác định cụ thể các dự án sẽ ra tín hiệu về những cam kết thực hiện các dự án chính phủ, nhờ vậy sẽ nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư cá nhân trong việc lập kế hoạch phát triển hạ tầng ở Việt Nam./.
Thúy Hiền (TTXVN)