Các lực lượng Hồi giáo tại Ai Cập đã lên kế hoạch tổ chức biểu tình rầm rộ ủng hộ Tổng thống Mohamed Morsi, trong bối cảnh phe đối lập đang xúc tiến hàng loạt hoạt động phản đối nhằm gây sức ép buộc ông Morsi từ chức và tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn.
Cuộc biểu tình dự kiến diễn ra sau lễ cầu nguyện buổi trưa ngày 21/6 trước cửa một thánh đường Hồi giáo tại quận Nasr City ở thủ đô Cairo nhằm "phản đối bạo lực chính trị và ủng hộ tính hợp pháp của Tổng thống."
Hoạt động này do 17 chính đảng và phong trào Hồi giáo, trong đó có Đảng Tự do và Công lý - nhánh chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo, Đảng Xây dựng và Phát triển - nhánh chính trị của tổ chức Hồi giáo Al-Gamaa Al-Islamiya có quan điểm cứng rắn, và các đảng Wasat, Watan và Asala.
Tuy nhiên, kế hoạch biểu tình cũng cho thấy sự chia rẽ trong các đảng Hồi giáo khi một số nhóm tuyên bố sẽ không tham gia sự kiện này. Nhóm Tiếng gọi Salafisst có ảnh hưởng lớn nhất trong số các tổ chức Hồi giáo theo dòng Salafisst ở Ai Cập cho biết sẽ không tham gia cuộc biểu tình, đồng thời bày tỏ quan ngại trước nguy cơ xảy ra các vụ đụng độ bạo lực, đe dọa làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa phe Hồi giáo và phe đối lập tự do và thế tục.
[Phe đối lập Ai Cập quyết tâm hạ bệ Tổng thống Morsi]
Trong khi đó, phe đối lập cũng dự kiến tổ chức biểu tình và tuần hành rầm rộ vào ngày 30/6 để phản đối tổ chức Anh em Hồi giáo và Tổng thống Morsi nhân một năm ông được bầu làm tổng thống. Chiến dịch mang tên "Tamarod" (tiếng Arập nghĩa là Nổi dậy) do phe đối lập phát động đã thu thập được 15 triệu chữ ký như mục tiêu đặt ra nhằm yêu cầu Tổng thống Morsi từ chức và tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn.
Chiến dịch thu thập chữ ký nói trên bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/5, dự kiến lên đỉnh điểm bằng một cuộc biểu tình ngồi trước cửa Phủ tổng Thống cho đến khi yêu cầu của phe đối lập được đáp ứng.
Trước tình hình này, ngành y tế Ai Cập có kế hoạch triển khai gần 2.000 xe cứu thương tại các quảng trường lớn trên cả nước, đặc biệt là "điểm nóng" quảng trường Tahrir, và Phủ tổng thống để đề phòng xảy ra đụng độ bạo lực trong các cuộc biểu tình.
Tuần qua, căng thẳng giữa phe Hồi giáo ủng hộ Tổng thống và phe đối lập đột ngột bùng phát thành bạo lực. Khoảng 100 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình và đụng độ tại một số địa phương sau quyết định gây tranh cãi của ông Morsi trong việc bổ nhiệm hàng loạt tỉnh trưởng xuất thân từ tổ chức Anh em Hồi giáo.
Tình hình bất ổn đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước này. Theo số liệu do Bộ Tài Chính Ai Cập công bố ngày 20/6, thâm hụt ngân sách của nước này trong 11 tháng qua, từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, đã tăng lên 204,9 tỷ bảng Ai Cập (29,24 tỷ USD), tương đương 11,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng đáng kể so với mức thâm hụt 19,48 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Tính đến tháng 3/2013, nợ nước ngoài của Ai Cập cũng tăng 15,5% lên 38,6 tỷ USD, tương đương 14,9% GDP./.
Cuộc biểu tình dự kiến diễn ra sau lễ cầu nguyện buổi trưa ngày 21/6 trước cửa một thánh đường Hồi giáo tại quận Nasr City ở thủ đô Cairo nhằm "phản đối bạo lực chính trị và ủng hộ tính hợp pháp của Tổng thống."
Hoạt động này do 17 chính đảng và phong trào Hồi giáo, trong đó có Đảng Tự do và Công lý - nhánh chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo, Đảng Xây dựng và Phát triển - nhánh chính trị của tổ chức Hồi giáo Al-Gamaa Al-Islamiya có quan điểm cứng rắn, và các đảng Wasat, Watan và Asala.
Tuy nhiên, kế hoạch biểu tình cũng cho thấy sự chia rẽ trong các đảng Hồi giáo khi một số nhóm tuyên bố sẽ không tham gia sự kiện này. Nhóm Tiếng gọi Salafisst có ảnh hưởng lớn nhất trong số các tổ chức Hồi giáo theo dòng Salafisst ở Ai Cập cho biết sẽ không tham gia cuộc biểu tình, đồng thời bày tỏ quan ngại trước nguy cơ xảy ra các vụ đụng độ bạo lực, đe dọa làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa phe Hồi giáo và phe đối lập tự do và thế tục.
[Phe đối lập Ai Cập quyết tâm hạ bệ Tổng thống Morsi]
Trong khi đó, phe đối lập cũng dự kiến tổ chức biểu tình và tuần hành rầm rộ vào ngày 30/6 để phản đối tổ chức Anh em Hồi giáo và Tổng thống Morsi nhân một năm ông được bầu làm tổng thống. Chiến dịch mang tên "Tamarod" (tiếng Arập nghĩa là Nổi dậy) do phe đối lập phát động đã thu thập được 15 triệu chữ ký như mục tiêu đặt ra nhằm yêu cầu Tổng thống Morsi từ chức và tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn.
Chiến dịch thu thập chữ ký nói trên bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/5, dự kiến lên đỉnh điểm bằng một cuộc biểu tình ngồi trước cửa Phủ tổng Thống cho đến khi yêu cầu của phe đối lập được đáp ứng.
Trước tình hình này, ngành y tế Ai Cập có kế hoạch triển khai gần 2.000 xe cứu thương tại các quảng trường lớn trên cả nước, đặc biệt là "điểm nóng" quảng trường Tahrir, và Phủ tổng thống để đề phòng xảy ra đụng độ bạo lực trong các cuộc biểu tình.
Tuần qua, căng thẳng giữa phe Hồi giáo ủng hộ Tổng thống và phe đối lập đột ngột bùng phát thành bạo lực. Khoảng 100 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình và đụng độ tại một số địa phương sau quyết định gây tranh cãi của ông Morsi trong việc bổ nhiệm hàng loạt tỉnh trưởng xuất thân từ tổ chức Anh em Hồi giáo.
Tình hình bất ổn đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước này. Theo số liệu do Bộ Tài Chính Ai Cập công bố ngày 20/6, thâm hụt ngân sách của nước này trong 11 tháng qua, từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, đã tăng lên 204,9 tỷ bảng Ai Cập (29,24 tỷ USD), tương đương 11,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng đáng kể so với mức thâm hụt 19,48 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Tính đến tháng 3/2013, nợ nước ngoài của Ai Cập cũng tăng 15,5% lên 38,6 tỷ USD, tương đương 14,9% GDP./.
(TTXVN)