Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với sức ép gia tăng trong các đàm phán về khí hậu quốc tế, sau khi số liệu mới công bố của hãng BP cho thấy lượng khí thải CO2 tại quốc gia này đã tăng 9% năm 2009 và ngược lại hoàn toàn với xu hướng giảm của thế giới.
Theo BP, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá tại Trung Quốc đã tăng lên 7,5 tỷ tấn năm 2009, trong khi lượng khí thải toàn cầu đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1998, khi sản lượng công nghiệp và tiêu thụ nhiên liệu sụt giảm do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Như vậy, Trung Quốc tiếp tục nới rộng thêm khoảng cách so với Mỹ - nền kinh tế thải khí CO2 nhiều thứ hai thế giới - và trở thành nước đầu tiên thải trên bảy tỷ tấn CO2/năm.
Cũng theo số liệu của BP, lượng khí thải tại Mỹ đã giảm tương ứng 6,5%, xuống 5,9 tỷ tấn, mức thấp nhất kể từ năm 1995. Lượng khí thải toàn cầu cũng giảm 1,1% xuống 31,13 tỷ tấn, sau khi từng đạt mức đỉnh 31,55 tỷ tấn năm 2008.
Trên thực tế, việc lượng khí thải tại Trung Quốc tăng mạnh trong vòng 10 năm qua là do quốc gia này xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện mới nhằm đáp ứng nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của mình.
Nhiều nhà quan sát kêu gọi Trung Quốc tích cực hơn nữa để kìm hãm đà tăng trưởng khí thải, đồng thời cần chú ý các nhân tố bên cạnh tổng lượng khí thải như lượng khí thải/GDP hay lượng khí thải/đầu người./.
Theo BP, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá tại Trung Quốc đã tăng lên 7,5 tỷ tấn năm 2009, trong khi lượng khí thải toàn cầu đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1998, khi sản lượng công nghiệp và tiêu thụ nhiên liệu sụt giảm do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Như vậy, Trung Quốc tiếp tục nới rộng thêm khoảng cách so với Mỹ - nền kinh tế thải khí CO2 nhiều thứ hai thế giới - và trở thành nước đầu tiên thải trên bảy tỷ tấn CO2/năm.
Cũng theo số liệu của BP, lượng khí thải tại Mỹ đã giảm tương ứng 6,5%, xuống 5,9 tỷ tấn, mức thấp nhất kể từ năm 1995. Lượng khí thải toàn cầu cũng giảm 1,1% xuống 31,13 tỷ tấn, sau khi từng đạt mức đỉnh 31,55 tỷ tấn năm 2008.
Trên thực tế, việc lượng khí thải tại Trung Quốc tăng mạnh trong vòng 10 năm qua là do quốc gia này xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện mới nhằm đáp ứng nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của mình.
Nhiều nhà quan sát kêu gọi Trung Quốc tích cực hơn nữa để kìm hãm đà tăng trưởng khí thải, đồng thời cần chú ý các nhân tố bên cạnh tổng lượng khí thải như lượng khí thải/GDP hay lượng khí thải/đầu người./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)