Sau khi núi lửa Merapi ở Trung Java tiếp tục phun trào mạnh, các nghiên cứu sinh và sinh viên Việt Nam ở thành phố Yogyakarta chuẩn bị sơ tán đến vùng Solo, cách Yogyakarta 70km.
Theo một lưu học sinh, tất cả 10 nghiên cứu sinh và sinh viên Việt Nam đang theo học ở trường Đại học Gadjah Mada và Đại học Sanata Drama ở thành phố Yogyakarta vẫn an toàn. Các em đang chuẩn bị tập hợp lại để cùng sơ tán đến vùng Solo.
Thành phố Yogyakarta cách thủ đô Jakarta hơn 800km và chỉ cách núi lửa Merapi 20km về phía Nam.
Sáng sớm 5/11, đợt phun trào mạnh nhất kể từ khi núi lửa Merapi "thức giấc" hôm 26/10, đã khiến 54 người thiệt mạng và 66 người bị thương, trong đó có nhiều trẻ em. Hầu hết nạn nhân là dân làng Argomulyo, cách núi lửa 18km.
Trong đợt phun trào hôm 5/11, tro bụi tràn theo sườn núi chảy dài tới 13km. Khói bụi bao trùm một vùng rộng lớn tới 45km. Từ xa 20km, người ta vẫn nghe được tiếng nổ núi lửa phun. Sân bay Adisucipto ở Yogyakarta đã phải tạm đóng cửa, các động cơ của máy bay được che kín bằng bao nilon.
Phát biểu trên truyền hình chiều cùng ngày, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho biết chính phủ đã quyết định thành lập ngay Ủy ban quốc gia cứu trợ thảm họa, gồm một số bộ trưởng và tỉnh trưởng của hai tỉnh đang chịu thảm họa là tỉnh Trung Java và tỉnh Tây Sumatra.
Tổng thống Indonesia cũng chỉ thị cho lực lượng cảnh sát và quân đội Indonesia ở các địa phương bị thảm họa tham gia hỗ trợ chính quyền trong công tác cứu hộ cứu nạn. Ngay trong chiều 5/11, Tổng thống Xuxilô đã đến thành phố Yogyakarta để chỉ đạo công tác khắc phục thảm họa.
Tính đến chiều 5/11, số người thiệt mạng do núi lửa Merapi phun trào đã lên tới 102 người. Hiện 100.000 người dân phải sống tạm bợ trong các lều bạt sơ tán.
Các chuyên gia nhận định núi lửa này có thể tiếp tục phun trào nhiều lần trong vài tuần tới, đồng thời kêu gọi người dân sống quanh núi lửa chưa nên trở về nhà. Nhà chức trách đã ra thông cáo mở rộng phạm vi vùng nguy hiểm và ra lệnh sơ tán toàn bộ cư dân trong vùng này đến nơi an toàn./.
Theo một lưu học sinh, tất cả 10 nghiên cứu sinh và sinh viên Việt Nam đang theo học ở trường Đại học Gadjah Mada và Đại học Sanata Drama ở thành phố Yogyakarta vẫn an toàn. Các em đang chuẩn bị tập hợp lại để cùng sơ tán đến vùng Solo.
Thành phố Yogyakarta cách thủ đô Jakarta hơn 800km và chỉ cách núi lửa Merapi 20km về phía Nam.
Sáng sớm 5/11, đợt phun trào mạnh nhất kể từ khi núi lửa Merapi "thức giấc" hôm 26/10, đã khiến 54 người thiệt mạng và 66 người bị thương, trong đó có nhiều trẻ em. Hầu hết nạn nhân là dân làng Argomulyo, cách núi lửa 18km.
Trong đợt phun trào hôm 5/11, tro bụi tràn theo sườn núi chảy dài tới 13km. Khói bụi bao trùm một vùng rộng lớn tới 45km. Từ xa 20km, người ta vẫn nghe được tiếng nổ núi lửa phun. Sân bay Adisucipto ở Yogyakarta đã phải tạm đóng cửa, các động cơ của máy bay được che kín bằng bao nilon.
Phát biểu trên truyền hình chiều cùng ngày, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho biết chính phủ đã quyết định thành lập ngay Ủy ban quốc gia cứu trợ thảm họa, gồm một số bộ trưởng và tỉnh trưởng của hai tỉnh đang chịu thảm họa là tỉnh Trung Java và tỉnh Tây Sumatra.
Tổng thống Indonesia cũng chỉ thị cho lực lượng cảnh sát và quân đội Indonesia ở các địa phương bị thảm họa tham gia hỗ trợ chính quyền trong công tác cứu hộ cứu nạn. Ngay trong chiều 5/11, Tổng thống Xuxilô đã đến thành phố Yogyakarta để chỉ đạo công tác khắc phục thảm họa.
Tính đến chiều 5/11, số người thiệt mạng do núi lửa Merapi phun trào đã lên tới 102 người. Hiện 100.000 người dân phải sống tạm bợ trong các lều bạt sơ tán.
Các chuyên gia nhận định núi lửa này có thể tiếp tục phun trào nhiều lần trong vài tuần tới, đồng thời kêu gọi người dân sống quanh núi lửa chưa nên trở về nhà. Nhà chức trách đã ra thông cáo mở rộng phạm vi vùng nguy hiểm và ra lệnh sơ tán toàn bộ cư dân trong vùng này đến nơi an toàn./.
(TTXVN/Vietnam+)