Gần 200 đại biểu đến từ 4 nước thành viên MRC (gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam) và Myanmar cùng các chuyên gia của một số tổ chức quốc tế về môi trường đã tham dự hội nghị khu vực “Bảo vệ và thích ứng với sự thay đổi môi trường và biến đổi khí hậu,” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội nghị do Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) tổ chức, diễn ra trong hai ngày 26-27/4.
Các đại biểu dự hội nghị đã thảo luận, trao đổi về các kinh nghiệm và hướng tiếp cận mới để thúc đẩy sự phát triển môi trường bền vững của lưu vực sông Mekong. Hội nghị thêm một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng việc nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường của lưu vực sông Mekong.
Tuyên bố Mekong tại Hội nghị thượng đỉnh các nước MRC đã nhấn mạnh tới chủ đề phát triển bền vững và biến đổi khí hậu là thách thức chính của khu vực.
Báo cáo hiện trạng lưu vực 2010 cũng cho thấy vùng lưu vực sông Mekong được dự đoán sẽ là một trong những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu.
Hệ thống sông Mekong còn phải đối mặt với một số những thách thức lớn về môi trường trong một vài thập kỷ tới như ô nhiễm môi trường hậu quả của quá trình phát triển công nghiệp và sản xuất nông nghiệp trong khu vực, cùng với việc thay đổi dòng chảy và giảm lượng phù sa do quá trình xây dựng các đập thủy điện, mở rộng mạng lưới thủy lợi và hệ thống giao thông đường thủy.
Những vùng trũng và khu vực hạ lưu như Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhất.
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng nhiệt độ, lượng mưa và dòng chảy hàng năm sẽ tăng cũng như mực nước biển sẽ dâng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đồng bằng sông Cửu Long. Dự báo cho thấy khoảng 30% toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập trong nước biển nếu mực nước biển tăng lên 1m vào khoảng năm 2100.
Theo bà Pornsook, Giám đốc Vụ Môi trường MRC, cùng với các giải pháp, chương trình hành động của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ môi trường dòng Mekong, rất cần tăng cường sự hợp tác và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các nước nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, cần xóa dần khoảng cách về chính sách môi trường, cách hoạch định chính sách và tiếp cận vấn đề của các bên liên quan về bảo vệ môi trường sông Mekong. Những kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cần phải xem xét đến những yếu tố khác có khả năng làm thay đổi điều kiện ở hạ lưu vực sông Mekong./.
Hội nghị do Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) tổ chức, diễn ra trong hai ngày 26-27/4.
Các đại biểu dự hội nghị đã thảo luận, trao đổi về các kinh nghiệm và hướng tiếp cận mới để thúc đẩy sự phát triển môi trường bền vững của lưu vực sông Mekong. Hội nghị thêm một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng việc nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường của lưu vực sông Mekong.
Tuyên bố Mekong tại Hội nghị thượng đỉnh các nước MRC đã nhấn mạnh tới chủ đề phát triển bền vững và biến đổi khí hậu là thách thức chính của khu vực.
Báo cáo hiện trạng lưu vực 2010 cũng cho thấy vùng lưu vực sông Mekong được dự đoán sẽ là một trong những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu.
Hệ thống sông Mekong còn phải đối mặt với một số những thách thức lớn về môi trường trong một vài thập kỷ tới như ô nhiễm môi trường hậu quả của quá trình phát triển công nghiệp và sản xuất nông nghiệp trong khu vực, cùng với việc thay đổi dòng chảy và giảm lượng phù sa do quá trình xây dựng các đập thủy điện, mở rộng mạng lưới thủy lợi và hệ thống giao thông đường thủy.
Những vùng trũng và khu vực hạ lưu như Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhất.
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng nhiệt độ, lượng mưa và dòng chảy hàng năm sẽ tăng cũng như mực nước biển sẽ dâng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đồng bằng sông Cửu Long. Dự báo cho thấy khoảng 30% toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập trong nước biển nếu mực nước biển tăng lên 1m vào khoảng năm 2100.
Theo bà Pornsook, Giám đốc Vụ Môi trường MRC, cùng với các giải pháp, chương trình hành động của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ môi trường dòng Mekong, rất cần tăng cường sự hợp tác và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các nước nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, cần xóa dần khoảng cách về chính sách môi trường, cách hoạch định chính sách và tiếp cận vấn đề của các bên liên quan về bảo vệ môi trường sông Mekong. Những kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cần phải xem xét đến những yếu tố khác có khả năng làm thay đổi điều kiện ở hạ lưu vực sông Mekong./.
Hoàng Liên Sơn (Vietnam+)