Tại Hội nghị Tiêu chuẩn chung quốc tế lần thứ 12 vừa diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia là nước đầu tiên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước đang phát triển được chính thức công nhận là thành viên Ủy ban phối hợp công nhận tiêu chuẩn chung (CCRA).
Chủ tịch Ủy ban quản lý tiêu chuẩn chung Dag Stroman nói rằng thông qua Kế hoạch đánh giá và cấp giấy chứng nhận chung Malaysia (MyCC), giờ đây, Cơ quan An ninh mạng của chính phủ là CyberSecurity Malaysia có thể cấp chứng nhận tiêu chuẩn chung (ISO 15408) cho các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), và được 25 nước thành viên khác trong CCRA công nhận ngay lập tức.
Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và đổi mới Malaysia Maximus Johnity Ongkili nói rằng với sự công nhận này, Malaysia chứng tỏ được khả năng của mình đối với thế giới trong lĩnh vực an ninh thông tin.
Điều này giúp thúc đẩy sự cạnh tranh của Malaysia trong việc đảm bảo chất lượng an ninh thông tin dựa trên tiêu chuẩn chung và lòng tin của người sử dụng đối với các giải pháp an ninh thông tin của nước này.
Việc đánh giá chất lượng an ninh chung một cách độc lập là nhằm xác định mức độ an ninh và bảo đảm đối với một số sản phẩm ICT, trong đó có phần mềm, phần sụn và phần cứng, như các nhà phân phối công bố.
Thị trường dịch vụ an ninh ICT của Malaysia được ước tính sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 400 triệu ringgit (127 triệu USD) vào năm 2014.
Với vị thế mới là thành viên Tiêu chuẩn chung, ngành công nghiệp ICT của Malaysia thậm chí sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong tương lai gần, Malaysia cũng sẽ tham gia Liên minh an ninh mạng toàn cầu mới được thành lập để thúc đẩy an ninh mạng trở thành một nguồn tăng trưởng kinh tế mới cho Malaysia, đồng thời góp phần tăng cường khả năng an ninh mạng toàn cầu.
Malaysia có thể cung cấp các dịch vụ an ninh ICT cho khu vực ASEAN cũng như cho các nước thành viên Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC).
Việc được công nhận là thành viên CCRA đã tạo thuận lợi cho các sản phẩm ICT của Malaysia thâm nhập các thị trường ICT quốc tế, trong đó có các khu vực của chính phủ, nơi đòi hỏi một tiến trình phân tích độc lập nghiêm ngặt và chặt chẽ trong việc cấp chứng nhận sản phẩm.
Giờ đây các sản phẩm ITC của Malaysia có thể cạnh tranh một cách hiệu quả với các sản phẩm tương tự trên thị trường ICT quốc tế./.
Chủ tịch Ủy ban quản lý tiêu chuẩn chung Dag Stroman nói rằng thông qua Kế hoạch đánh giá và cấp giấy chứng nhận chung Malaysia (MyCC), giờ đây, Cơ quan An ninh mạng của chính phủ là CyberSecurity Malaysia có thể cấp chứng nhận tiêu chuẩn chung (ISO 15408) cho các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), và được 25 nước thành viên khác trong CCRA công nhận ngay lập tức.
Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và đổi mới Malaysia Maximus Johnity Ongkili nói rằng với sự công nhận này, Malaysia chứng tỏ được khả năng của mình đối với thế giới trong lĩnh vực an ninh thông tin.
Điều này giúp thúc đẩy sự cạnh tranh của Malaysia trong việc đảm bảo chất lượng an ninh thông tin dựa trên tiêu chuẩn chung và lòng tin của người sử dụng đối với các giải pháp an ninh thông tin của nước này.
Việc đánh giá chất lượng an ninh chung một cách độc lập là nhằm xác định mức độ an ninh và bảo đảm đối với một số sản phẩm ICT, trong đó có phần mềm, phần sụn và phần cứng, như các nhà phân phối công bố.
Thị trường dịch vụ an ninh ICT của Malaysia được ước tính sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 400 triệu ringgit (127 triệu USD) vào năm 2014.
Với vị thế mới là thành viên Tiêu chuẩn chung, ngành công nghiệp ICT của Malaysia thậm chí sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong tương lai gần, Malaysia cũng sẽ tham gia Liên minh an ninh mạng toàn cầu mới được thành lập để thúc đẩy an ninh mạng trở thành một nguồn tăng trưởng kinh tế mới cho Malaysia, đồng thời góp phần tăng cường khả năng an ninh mạng toàn cầu.
Malaysia có thể cung cấp các dịch vụ an ninh ICT cho khu vực ASEAN cũng như cho các nước thành viên Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC).
Việc được công nhận là thành viên CCRA đã tạo thuận lợi cho các sản phẩm ICT của Malaysia thâm nhập các thị trường ICT quốc tế, trong đó có các khu vực của chính phủ, nơi đòi hỏi một tiến trình phân tích độc lập nghiêm ngặt và chặt chẽ trong việc cấp chứng nhận sản phẩm.
Giờ đây các sản phẩm ITC của Malaysia có thể cạnh tranh một cách hiệu quả với các sản phẩm tương tự trên thị trường ICT quốc tế./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)