Màn tập hợp kỳ vĩ của các thiên thể trong Thái dương hệ

Trong đêm 25/3, người ngắm sao sẽ có cơ hội thấy Sao Kim siêu sáng, trăng non lưỡi liềm và Sao Hỏa, nếu trời đủ thoáng đãng và người quan sát có kính thiên văn đủ tốt.
Màn tập hợp kỳ vĩ của các thiên thể trong Thái dương hệ ảnh 1Sao Kim xuất hiện ngay bên dưới Mặt trăng khuyết. (Nguồn: CNA)

Những người ngắm sao ở châu Á đã phát hiện một khung cảnh đặc biệt trong đêm 24/3, khi Sao Kim sáng rực xuất hiện bên cạnh Mặt trăng khuyết trên bầu trời đêm.

Ngoài Mặt trời và Mặt trăng, Sao Kim là một hành tinh rất sáng trong Thái dương hệ và chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy được thiên thể này bằng mắt thường trên trời đêm.

Theo cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), vào ngày 23/3, Mặt trăng khuyết sẽ độ mỏng ở vùng sáng lớn nhất, và nó xuất hiện ngay dưới Sao Kim. Nhưng chỉ một hôm sau, hai thiên thể này sẽ đổi vị trí cho nhau, khi Mặt trăng ở trên Sao Kim.

Độc giả A.Kannan của trang tin CNA đã chụp được cảnh giao thoa giữa Sao Kim và trăng lưỡi liềm từ vùng Woodlands ở Singapore.

"Mặt trăng xuất hiện với khoảng 10% độ tròn so với ngày rằm và hành tinh sáng nhất trong Thái dương hệ của chúng ta (Sao Kim) sẽ tiến tới Mặt trăng ở cự ly gần nhất có thể, như những gì một người có thể quan sát thấy trên bầu trời," anh nói, cho biết thêm rằng đã chụp các bức ảnh của mình khoảng 30 phút trước khi trăng lặn.

Đài quan sát không gian Singapore cũng đưa tin về sự kiện đặc biệt này trong buổi tối 24/3. "Chúng tôi miêu tả hiện tượng này như một sự giao thoa đặc biệt, khi các hành tinh hay thiên thể ngoài không gian tiến gần đến nhau hơn. Dù những lần giao thoa này không có nhiều ý nghĩa trong thiên văn, nhưng nó mang tới các hình ảnh rất đẹp", Đài quan sát viết trên Facebook.

Người dân trên khắp Singapore và người sống ở một số quốc gia Đông Nam Á cũng đã chia sẻ về những tấm ảnh cho thấy màn giao thoa đặc biệt này trên mạng xã hội.

Theo nhóm Stargazing Singapore, trong đêm 25/3, người ta còn có cơ hội thấy Sao Kim siêu sáng, trăng non lưỡi liềm và Sao Hỏa, nếu trời đủ thoáng đãng và người quan sát có kính thiên văn đủ tốt.

Sao Kim sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 9 giờ 15 tối 25/3, trong khi trăng non xuất hiện từ 10 giờ 15 và Sao Hỏa sẽ hiện diện từ 12 giờ 45.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục