Trong suốt một năm tham chiến tại Iraq, gần như ngày nào Thiếu tá lục quân Mỹ Thomas Murphy cũng trò chuyện với vợ và hai con gái của mình qua phần mềm gọi điện thoại kèm hình ảnh Skype.
Anh cho rằng: “Đây là cách giải tỏa stress và khiến bạn có cảm giác mình được trở về nhà trong chốc lát.”
Những buổi gặp mặt người thân trên mạng cũng giúp Murphy củng cố tinh thần chiến đấu.
Mạng xã hội và sự kết nối Internet ngày càng mạnh mẽ tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh trên khắp thế giới đang thực sự trở thành một cuộc cách mạng. Theo các chuyên gia, hiện mạng xã hội và Internet đã vươn tới cả những khu vực đang xảy ra chiến tranh.
Đánh giá về mạng xã hội và Internet, một số quan điểm cho rằng nó thực sự hữu ích, trong khi cũng có ý kiến lo ngại nó có thể gây hiện tượng mất tập trung.
Ông Benjamin Karney, nhà tâm lý tại Đại học California, Los Angeles, người có nhiều năm nghiên cứu về hôn nhân và quan hệ gia đình trong quân đội, khẳng định: “Không có binh sỹ trong quân đội nào được liên lạc với gia đình nhiều như quân đội Mỹ.”
Theo Karney, Lầu Năm Góc muốn biết liệu kết nối Internet có thực sự giúp củng cố sự gắn kết tình thân và và tạo thuận lợi hơn cho quá trình chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu hay phản tác dụng vì khiến quân nhân sao nhãng nhiệm vụ và phơi bày những rạn nứt trong quan hệ cá nhân của họ.
“Đối với những gia đình êm ấm, công nghệ này có lẽ giúp ích cho họ rất nhiều. Còn đối với những gia đình đang gặp trục trặc, có lẽ công nghệ này sẽ khiến vấn đề của họ trầm trọng hơn,” ông Karney nhận định.
Theo ông Don Faul, Phó Giám đốc tổ chức hoạt động trực tuyến của Facebook, hai năm trước, quân đội Mỹ vẫn cấm truy cập Facebook và các trang mạng tương tự do những lo ngại an ninh. Giờ đây, các chỉ huy quân đội lại đang khuyên binh sỹ dưới quyền và gia đình họ cách giữ bí mật thông tin của bản thân cũng như đơn vị trên mạng.
Katelyn Rowley, 24 tuổi, phi công của lực lượng Phòng vệ Không quân Quốc gia Delaware, cho biết cô sử dụng Facebook và Skype để liên lạc với vị hôn phu và gia đình mình trong suốt sáu tháng bị điều tới Kuwait hồi năm ngoái.
“Thật tuyệt... Tôi có thể nói chuyện với gia đình hàng ngày bất kể lúc nào tôi muốn. Có cảm giác như mình đang ở nhà vậy. Thật không thể tưởng tượng nổi nếu phải nhờ cậy vào những bức thư trong suốt thời gian dài xa gia đình.”
Cũng phục vụ trong lực lượng Phòng vệ Không quân Quốc gia Delaware, song thượng sỹ Clifford Snyder lại không được may mắn như Rowley. Trong suốt thời gian làm nhiệm vụ tại Iraq và Nam Mỹ, Snyder chỉ biết trông chờ vào những lá thư và các cuộc điện thoại chóng vánh để được trò chuyện với vợ và ba con của mình tại quê nhà. Tuy nhiên, trong đợt điều động gần đây nhất tới Iraq trong sáu tháng hồi năm 2010, anh đã được sử dụng Facebook và Skype để liên lạc với gia đình hàng ngày.
“Tôi có thể nhìn thấy lũ trẻ. Chúng kể cho tôi nghe rất nhiều thứ, từ hoạt động ở trường cho tới các sinh hoạt khác. Tôi thấy mình thực sự đang ở nhà,” Snyder chia sẻ.
Theo chuyên gia tâm lý Faul, một trong những điểm mạnh nhất của Facebook là khả năng tạo nhóm, tức là chỉ những người nhất định mới có thể xem ảnh và tham gia bình luận. Rất nhiều cặp vợ chồng đã chọn cách tạo nhóm bí mật để có thể thoải mái riêng tư trò chuyện với nhau trên Facebook.
Với thiếu tá Murphy, các cô con gái của anh đã quá quen với việc sử dụng Skype để nói chuyện với bố ở tận Iraq nên giờ đây, mặc dù bố đã trở về, các cô bé này vẫn chưa bỏ được thói quen đó.
“Mặc dù anh ấy đang ngồi trong phòng khách, chúng vẫn nài nỉ: "Đi mà mẹ, con muốn nói chuyện với bố qua máy tính cơ,” vợ Murphy kể./.
Anh cho rằng: “Đây là cách giải tỏa stress và khiến bạn có cảm giác mình được trở về nhà trong chốc lát.”
Những buổi gặp mặt người thân trên mạng cũng giúp Murphy củng cố tinh thần chiến đấu.
Mạng xã hội và sự kết nối Internet ngày càng mạnh mẽ tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh trên khắp thế giới đang thực sự trở thành một cuộc cách mạng. Theo các chuyên gia, hiện mạng xã hội và Internet đã vươn tới cả những khu vực đang xảy ra chiến tranh.
Đánh giá về mạng xã hội và Internet, một số quan điểm cho rằng nó thực sự hữu ích, trong khi cũng có ý kiến lo ngại nó có thể gây hiện tượng mất tập trung.
Ông Benjamin Karney, nhà tâm lý tại Đại học California, Los Angeles, người có nhiều năm nghiên cứu về hôn nhân và quan hệ gia đình trong quân đội, khẳng định: “Không có binh sỹ trong quân đội nào được liên lạc với gia đình nhiều như quân đội Mỹ.”
Theo Karney, Lầu Năm Góc muốn biết liệu kết nối Internet có thực sự giúp củng cố sự gắn kết tình thân và và tạo thuận lợi hơn cho quá trình chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu hay phản tác dụng vì khiến quân nhân sao nhãng nhiệm vụ và phơi bày những rạn nứt trong quan hệ cá nhân của họ.
“Đối với những gia đình êm ấm, công nghệ này có lẽ giúp ích cho họ rất nhiều. Còn đối với những gia đình đang gặp trục trặc, có lẽ công nghệ này sẽ khiến vấn đề của họ trầm trọng hơn,” ông Karney nhận định.
Theo ông Don Faul, Phó Giám đốc tổ chức hoạt động trực tuyến của Facebook, hai năm trước, quân đội Mỹ vẫn cấm truy cập Facebook và các trang mạng tương tự do những lo ngại an ninh. Giờ đây, các chỉ huy quân đội lại đang khuyên binh sỹ dưới quyền và gia đình họ cách giữ bí mật thông tin của bản thân cũng như đơn vị trên mạng.
Katelyn Rowley, 24 tuổi, phi công của lực lượng Phòng vệ Không quân Quốc gia Delaware, cho biết cô sử dụng Facebook và Skype để liên lạc với vị hôn phu và gia đình mình trong suốt sáu tháng bị điều tới Kuwait hồi năm ngoái.
“Thật tuyệt... Tôi có thể nói chuyện với gia đình hàng ngày bất kể lúc nào tôi muốn. Có cảm giác như mình đang ở nhà vậy. Thật không thể tưởng tượng nổi nếu phải nhờ cậy vào những bức thư trong suốt thời gian dài xa gia đình.”
Cũng phục vụ trong lực lượng Phòng vệ Không quân Quốc gia Delaware, song thượng sỹ Clifford Snyder lại không được may mắn như Rowley. Trong suốt thời gian làm nhiệm vụ tại Iraq và Nam Mỹ, Snyder chỉ biết trông chờ vào những lá thư và các cuộc điện thoại chóng vánh để được trò chuyện với vợ và ba con của mình tại quê nhà. Tuy nhiên, trong đợt điều động gần đây nhất tới Iraq trong sáu tháng hồi năm 2010, anh đã được sử dụng Facebook và Skype để liên lạc với gia đình hàng ngày.
“Tôi có thể nhìn thấy lũ trẻ. Chúng kể cho tôi nghe rất nhiều thứ, từ hoạt động ở trường cho tới các sinh hoạt khác. Tôi thấy mình thực sự đang ở nhà,” Snyder chia sẻ.
Theo chuyên gia tâm lý Faul, một trong những điểm mạnh nhất của Facebook là khả năng tạo nhóm, tức là chỉ những người nhất định mới có thể xem ảnh và tham gia bình luận. Rất nhiều cặp vợ chồng đã chọn cách tạo nhóm bí mật để có thể thoải mái riêng tư trò chuyện với nhau trên Facebook.
Với thiếu tá Murphy, các cô con gái của anh đã quá quen với việc sử dụng Skype để nói chuyện với bố ở tận Iraq nên giờ đây, mặc dù bố đã trở về, các cô bé này vẫn chưa bỏ được thói quen đó.
“Mặc dù anh ấy đang ngồi trong phòng khách, chúng vẫn nài nỉ: "Đi mà mẹ, con muốn nói chuyện với bố qua máy tính cơ,” vợ Murphy kể./.
Thảo Nguyên (Vietnam+)