Ngày 21/4, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo phải mất ít nhất 10 năm nữa mới diệt trừ được virus cúm gia cầm A/H5N1 ở sáu quốc gia từng bùng phát dịch bệnh này, trong đó có Việt Nam.
Năm nước khác là Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và Indonesia.
FAO cho biết, virus A/H5N1 xuất hiện ở 60 nước trên thế giới lúc dịch bệnh phát triển mạnh nhất năm 2006, nhưng hầu hết các nước sau đó đã tìm cách diệt trừ được chủng virus này.
Tuy nhiên, virus A/H5N1 vẫn "cố thủ" vững chắc ở Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và Indonesia do khả năng sinh sôi của virus, phương thức mua-bán gia cầm và chất lượng dịch vụ thú y ở những nước này.
Một nguyên nhân khác khiến virus A/H5N1 "bám trụ" lâu là do các "địa bàn" này không có kế hoạch cụ thể nhằm kiểm soát và diệt trừ tác nhân gây bệnh.
FAO khuyến cáo các nước nói trên trong 5 năm tới phải phối hợp sáu biện pháp gồm phát hiện và dập tắt ổ dịch, thu thập và phân tích thông tin, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và giảm thiểu rủi ro, tiến tới diệt trừ chủng virus này trong 5 năm tiếp theo.
Virus A/H5N1 có thể gây tử vong nếu lây lan sang người. Chủng virus này đã cướp đi sinh mạng của 320 người trên thế giới kể từ năm 2003.
Liên quan tới dịch bệnh cúm gia cầm, Bộ Y tế Campuchia ngày 21/4 xác nhận trường hợp tử vong thứ năm tại nước này kể từ đầu năm tới nay do nhiễm virus chết người trên.
Nạn nhân mới nhất là một bé gái năm tuổi ở tỉnh Prey Veng, tử vong ngày 16/4 vừa qua. Kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm cho thấy bé gái này đã nhiễm virus cúm A/H5N1./.
Năm nước khác là Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và Indonesia.
FAO cho biết, virus A/H5N1 xuất hiện ở 60 nước trên thế giới lúc dịch bệnh phát triển mạnh nhất năm 2006, nhưng hầu hết các nước sau đó đã tìm cách diệt trừ được chủng virus này.
Tuy nhiên, virus A/H5N1 vẫn "cố thủ" vững chắc ở Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và Indonesia do khả năng sinh sôi của virus, phương thức mua-bán gia cầm và chất lượng dịch vụ thú y ở những nước này.
Một nguyên nhân khác khiến virus A/H5N1 "bám trụ" lâu là do các "địa bàn" này không có kế hoạch cụ thể nhằm kiểm soát và diệt trừ tác nhân gây bệnh.
FAO khuyến cáo các nước nói trên trong 5 năm tới phải phối hợp sáu biện pháp gồm phát hiện và dập tắt ổ dịch, thu thập và phân tích thông tin, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và giảm thiểu rủi ro, tiến tới diệt trừ chủng virus này trong 5 năm tiếp theo.
Virus A/H5N1 có thể gây tử vong nếu lây lan sang người. Chủng virus này đã cướp đi sinh mạng của 320 người trên thế giới kể từ năm 2003.
Liên quan tới dịch bệnh cúm gia cầm, Bộ Y tế Campuchia ngày 21/4 xác nhận trường hợp tử vong thứ năm tại nước này kể từ đầu năm tới nay do nhiễm virus chết người trên.
Nạn nhân mới nhất là một bé gái năm tuổi ở tỉnh Prey Veng, tử vong ngày 16/4 vừa qua. Kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm cho thấy bé gái này đã nhiễm virus cúm A/H5N1./.
(TTXVN/Vietnam+)