Các thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi nhẹ trong phiên mở cửa ngày 28/5, khi các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở Hy Lạp trở lại dẫn đầu trong một cuộc trưng cầu dân ý cuối tuần qua, giúp giảm bớt tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chứng khoán khu vực này phần lớn đã quay đầu đi xuống ngay vào lúc mở phiên hôm nay (29/5) khi nỗi lo về châu Âu, đặc biệt tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn ám ảnh thị trường.
Khi mối lo Hy Lạp đã tạm thời dịu bớt thì tâm điểm lo ngại mới giờ lại tập trung vào Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư tại Khu vực Eurozone, sau khi có những lo ngại rằng chi phí cứu trợ ngân hàng tăng có thể buộc Tây Ban Nha phải tìm kiếm gói cứu trợ từ quốc tế.
Theo một nguồn tin từ chính phủ, Tây Ban Nha có thể tái cấp vốn cho ngân hàng lớn thứ tư nước này là Bankia, ngân hàng tuần trước đã phải đề nghị Madrid tài trợ 19 tỷ euro (24 tỷ USD) thông qua việc đổi trái phiếu chính phủ lấy cổ phiếu.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng mở cửa để mất 0,35% (-65,49 điểm) xuống 18.735,50 điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở cửa cũng giảm 0,68% (-58,14 điểm) xuống 8.535,01 điểm. Các nhà đầu tư đã bị "bồi" ngay một thông tin tiêu cực vào trước lúc mở cửa phiên giao dịch, khi số liệu chính thức của chính phủ cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản trong tháng 4 đã tăng lên mức 4,6% so với mức 4,5% của tháng 3, song chi tiêu hộ gia đình trong tháng này lại tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải mở cửa lại tăng nhẹ 0,08% (tương đương tăng 2,01 điểm), lên 2.363,37 điểm. Các nhà đầu tư tại đây vẫn đang có ý ngóng chờ các chính sách kinh tế mới của chính phủ nhằm vực dậy mức tăng trưởng có chiều hướng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 28/5 tại châu Âu, các thị trường chứng khoán trong khu vực cũng hầu như "đỏ lửa" khi giới đầu tư lo ngại về những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha. Dù vậy, các thị trường cũng tránh được mức sụt giảm sâu sau khi có thông tin cuộc trưng cầu dân ý mới nhất tại Hy Lạp cho thấy các đảng phái ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở nước này đã trở lại thắng thế, mở ra một lợi thế trong cuộc bầu cử tới đây của Hy Lạp.
Đóng cửa phiên 28/5, chỉ có FTSE 100 của London là tăng nhẹ 0,09% lên 5.356,34 điểm; còn DAX 30 của Đức và CAC-40 của Pari đều giảm điểm, với các mức giảm lần lượt là 0,26% xuống 6.323,19 điểm và 0,16% xuống 3.042,97 điểm. Riêng tại Tây Ban Nha, chỉ số chứng khoán của nước này "rơi tự do" trong phiên khi để mất tới 2,17% xuống 6.401,2 điểm - mức thấp nhất trong 9 năm qua, khi cổ phiếu của ngân hàng Bankia để mất tới 13,38% giá trị sau khi ngân hàng này phải cầu cứu gói hỗ trợ của chính phủ trị giá kỷ lục 19 tỷ euro (24 tỷ USD).
Các ngân hàng Tây Ban Nha hiện đang là tâm điểm lo ngại mới của thị trường khi đang đứng trước nguy cơ phải tìm kiếm gói cứu trợ từ quốc tế.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm (Memorial Day) phiên 28/5./.
Tuy nhiên, chứng khoán khu vực này phần lớn đã quay đầu đi xuống ngay vào lúc mở phiên hôm nay (29/5) khi nỗi lo về châu Âu, đặc biệt tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn ám ảnh thị trường.
Khi mối lo Hy Lạp đã tạm thời dịu bớt thì tâm điểm lo ngại mới giờ lại tập trung vào Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư tại Khu vực Eurozone, sau khi có những lo ngại rằng chi phí cứu trợ ngân hàng tăng có thể buộc Tây Ban Nha phải tìm kiếm gói cứu trợ từ quốc tế.
Theo một nguồn tin từ chính phủ, Tây Ban Nha có thể tái cấp vốn cho ngân hàng lớn thứ tư nước này là Bankia, ngân hàng tuần trước đã phải đề nghị Madrid tài trợ 19 tỷ euro (24 tỷ USD) thông qua việc đổi trái phiếu chính phủ lấy cổ phiếu.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng mở cửa để mất 0,35% (-65,49 điểm) xuống 18.735,50 điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở cửa cũng giảm 0,68% (-58,14 điểm) xuống 8.535,01 điểm. Các nhà đầu tư đã bị "bồi" ngay một thông tin tiêu cực vào trước lúc mở cửa phiên giao dịch, khi số liệu chính thức của chính phủ cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản trong tháng 4 đã tăng lên mức 4,6% so với mức 4,5% của tháng 3, song chi tiêu hộ gia đình trong tháng này lại tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải mở cửa lại tăng nhẹ 0,08% (tương đương tăng 2,01 điểm), lên 2.363,37 điểm. Các nhà đầu tư tại đây vẫn đang có ý ngóng chờ các chính sách kinh tế mới của chính phủ nhằm vực dậy mức tăng trưởng có chiều hướng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 28/5 tại châu Âu, các thị trường chứng khoán trong khu vực cũng hầu như "đỏ lửa" khi giới đầu tư lo ngại về những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha. Dù vậy, các thị trường cũng tránh được mức sụt giảm sâu sau khi có thông tin cuộc trưng cầu dân ý mới nhất tại Hy Lạp cho thấy các đảng phái ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở nước này đã trở lại thắng thế, mở ra một lợi thế trong cuộc bầu cử tới đây của Hy Lạp.
Đóng cửa phiên 28/5, chỉ có FTSE 100 của London là tăng nhẹ 0,09% lên 5.356,34 điểm; còn DAX 30 của Đức và CAC-40 của Pari đều giảm điểm, với các mức giảm lần lượt là 0,26% xuống 6.323,19 điểm và 0,16% xuống 3.042,97 điểm. Riêng tại Tây Ban Nha, chỉ số chứng khoán của nước này "rơi tự do" trong phiên khi để mất tới 2,17% xuống 6.401,2 điểm - mức thấp nhất trong 9 năm qua, khi cổ phiếu của ngân hàng Bankia để mất tới 13,38% giá trị sau khi ngân hàng này phải cầu cứu gói hỗ trợ của chính phủ trị giá kỷ lục 19 tỷ euro (24 tỷ USD).
Các ngân hàng Tây Ban Nha hiện đang là tâm điểm lo ngại mới của thị trường khi đang đứng trước nguy cơ phải tìm kiếm gói cứu trợ từ quốc tế.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm (Memorial Day) phiên 28/5./.
Thùy Chi (TTXVN)