Giới phân tích nhận định "cuộc chiến máy tính bảng" đang dần nóng lên tại thị trường châu Á, giữa lúc các công ty từ Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan thách thức sự thống trị cả về tính năng và giá cả của sản phẩm iPad do hãng Apple (Mỹ) chế tạo.
Châu Á là một "chiến trường" chủ chốt bởi nơi đây có sự hiện diện của nhiều loại sản phẩm thuộc các nhãn hiệu toàn cầu hàng đầu như Samsung (Hàn Quốc), cũng như những lựa chọn rẻ hơn từ hàng chục công ty nhỏ, trong đó có nhiều hãng đến từ Trung Quốc.
Theo ước tính, châu Á sẽ chiếm khoảng 1/3 doanh số bán máy tính bảng của thế giới vào năm 2015, khơi lên cuộc đua giành thị phần tại thị trường này giữa các nhãn hiệu lớn và cả những công ty nhỏ không có tên tuổi.
Hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc đã trở thành công ty mới nhất tham gia vào thị trường máy tính bảng châu Á khi công ty này tung ra thị trường sản phẩm MedaPad, với màn hình 7 inch và sử dụng hệ điều hành Android 3.2 Honeycomb của Google.
Một điều đặc biệt nữa là MedaPad sử dụng bộ vi xử lý hai lõi 1,2GHz của Qualcom. Sản phẩm này chỉ dày 0,4 inch (10,55 mm) và nặng 390 gam, tức nhẹ hơn nhiều so iPad2 của Apple.
Thị trường châu Á vốn đã sôi động hơn trước sự xuất hiện của các mẫu sản phẩm như Galaxy Tab của Samsung; HTC FlyerTM của nhà sản xuất điện thoại thông minh HTC hàng đầu Đài Loan; và ZTE Light của công ty Trung Quốc ZTE.
Sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt hơn tại châu Á khi thị trường này cũng chứng kiến sự sự thâm nhập của các nhãn hiệu phương Tây như BlackBerry Playbook của hãng Research in Motion (Canada), cũng như một loạt sản phẩm rẻ tiền của các hãng không tên tuổi.
Nhà phân tích Tim Renowden, thuộc hãng nghiên cứu công nghệ Ovum, nhận xét rằng thị phần của của Apple đang ngày một sa sút tại một thị trường ngày càng tăng trưởng mạnh là châu Á, trong bối cảnh các sản phẩm đối thủ đáng tin cậy của các nhà chế tạo khác đã và đang nổi lên tại đây.
Sự nổi lên của loại máy tính bảng giá rẻ, sử dụng hệ điều hành Android của Google sẽ là cơ hội quan trọng cho các nhà chế tạo châu Á."
Theo đánh của hãng cứu Gartner, sản phẩm iPad của Apple đã chiếm tới 84% trong tổng số máy tính bảng được bán ra trên thị trường toàn cầu trong năm 2010. Tuy nhiên, mức thị phần này dự báo sẽ giảm xuống còn 69-70% trong năm nay.
Nhà phân tích Bryan Ma, thuộc hãng tư vấn công nghệ IDC, cho rằng mặc dù iPad dự kiến sẽ vẫn là sản phẩm chủ chốt tại thị trường châu Á, khu vực này vẫn có sự khác biệt so với các thị trường phương Tây.
Samsung sẽ là nhãn hiệu mạnh tại Hàn Quốc vì sản phẩm của hãng vẫn nhận được "tình cảm dân tộc" của người tiêu dùng trong nước. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn bị hấp dẫn bởi các loại máy tính bảng rẻ tiền, mà đây chính là lợi thế của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE.
Chuyên gia Renowden cho rằng thị trường châu Á-Thái Bình Dương đủ lớn cho một vài hãng, đồng thời dự báo doanh số bán máy tính bảng tại khu vực này sẽ đạt 50 triệu chiếc vào năm 2015 trên tổng doanh số 150 triệu chiếc của toàn cầu./.
Châu Á là một "chiến trường" chủ chốt bởi nơi đây có sự hiện diện của nhiều loại sản phẩm thuộc các nhãn hiệu toàn cầu hàng đầu như Samsung (Hàn Quốc), cũng như những lựa chọn rẻ hơn từ hàng chục công ty nhỏ, trong đó có nhiều hãng đến từ Trung Quốc.
Theo ước tính, châu Á sẽ chiếm khoảng 1/3 doanh số bán máy tính bảng của thế giới vào năm 2015, khơi lên cuộc đua giành thị phần tại thị trường này giữa các nhãn hiệu lớn và cả những công ty nhỏ không có tên tuổi.
Hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc đã trở thành công ty mới nhất tham gia vào thị trường máy tính bảng châu Á khi công ty này tung ra thị trường sản phẩm MedaPad, với màn hình 7 inch và sử dụng hệ điều hành Android 3.2 Honeycomb của Google.
Một điều đặc biệt nữa là MedaPad sử dụng bộ vi xử lý hai lõi 1,2GHz của Qualcom. Sản phẩm này chỉ dày 0,4 inch (10,55 mm) và nặng 390 gam, tức nhẹ hơn nhiều so iPad2 của Apple.
Thị trường châu Á vốn đã sôi động hơn trước sự xuất hiện của các mẫu sản phẩm như Galaxy Tab của Samsung; HTC FlyerTM của nhà sản xuất điện thoại thông minh HTC hàng đầu Đài Loan; và ZTE Light của công ty Trung Quốc ZTE.
Sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt hơn tại châu Á khi thị trường này cũng chứng kiến sự sự thâm nhập của các nhãn hiệu phương Tây như BlackBerry Playbook của hãng Research in Motion (Canada), cũng như một loạt sản phẩm rẻ tiền của các hãng không tên tuổi.
Nhà phân tích Tim Renowden, thuộc hãng nghiên cứu công nghệ Ovum, nhận xét rằng thị phần của của Apple đang ngày một sa sút tại một thị trường ngày càng tăng trưởng mạnh là châu Á, trong bối cảnh các sản phẩm đối thủ đáng tin cậy của các nhà chế tạo khác đã và đang nổi lên tại đây.
Sự nổi lên của loại máy tính bảng giá rẻ, sử dụng hệ điều hành Android của Google sẽ là cơ hội quan trọng cho các nhà chế tạo châu Á."
Theo đánh của hãng cứu Gartner, sản phẩm iPad của Apple đã chiếm tới 84% trong tổng số máy tính bảng được bán ra trên thị trường toàn cầu trong năm 2010. Tuy nhiên, mức thị phần này dự báo sẽ giảm xuống còn 69-70% trong năm nay.
Nhà phân tích Bryan Ma, thuộc hãng tư vấn công nghệ IDC, cho rằng mặc dù iPad dự kiến sẽ vẫn là sản phẩm chủ chốt tại thị trường châu Á, khu vực này vẫn có sự khác biệt so với các thị trường phương Tây.
Samsung sẽ là nhãn hiệu mạnh tại Hàn Quốc vì sản phẩm của hãng vẫn nhận được "tình cảm dân tộc" của người tiêu dùng trong nước. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn bị hấp dẫn bởi các loại máy tính bảng rẻ tiền, mà đây chính là lợi thế của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE.
Chuyên gia Renowden cho rằng thị trường châu Á-Thái Bình Dương đủ lớn cho một vài hãng, đồng thời dự báo doanh số bán máy tính bảng tại khu vực này sẽ đạt 50 triệu chiếc vào năm 2015 trên tổng doanh số 150 triệu chiếc của toàn cầu./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)