Chiều 13/9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 34, cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Theo tờ trình của Chính phủ, từ năm 2003 đến 2010, triển khai thực hiện Nghị quyết số 15/2003/Quốc hội11 ngày 17/6/2003 về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, mỗi năm đã có hơn 11 triệu hộ dân được miễn, giảm thuế với diện tích miễn, giảm thuế khoảng 5,4 triệu ha; tổng số thuế miễn giảm quy thành tiền là 2.837 tỷ đồng.
Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế nông nghiệp đã giúp góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống, hỗ trợ nông dân có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; bảo đảm bình đẳng trong việc điều tiết thu nhập; góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất nông nghiệp.
Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm thể chế hóa chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc tạo động lực tích lũy vốn của hộ nông dân, tăng đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao đời sống của nhân dân vùng nông thôn...
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ về việc tiếp tục triển khai chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp. Nên đưa diện đất sản xuất trồng lúa, đất làm muối, nghiên cứu khoa học vào diện quy định không phải chịu thuế. Bên cạnh đó cần có những chính sách cụ thể liên quan đến việc sử dụng đất nông trường, lâm trường.
Ông Ksor Phước và Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cùng cho rằng cần tiến hành tổng kết đánh giá lại tính hiệu quả của việc miễn, giảm thuế nông nghiệp; đánh giá mục tiêu, tác động của chính sách miễn, giảm thuế đối với hoạt động sử dụng đất nông nghiệp trong 10 năm tới.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung đánh giá trong những năm qua, việc miễn giảm thuế nông nghiệp đã mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực xã hội, nhưng chưa thực sự thể hiện vai trò về kinh tế.
Trong giai đoạn mới, bên cạnh giải quyết vấn đề xã hội, cần tập trung vào vấn đề kinh tế, vì thế, các chính sách thuế cần tạo động lực cho hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cần mạnh dạn áp dụng chính sách miễn, giảm thuế đối với toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Cùng quan điểm này, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, thực tế những năm qua cho thấy việc đất bị bỏ hoang hóa và sử dụng đất nông nghiệp vào hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ đang ở mức đáng quan ngại.
Để đẩy mạnh hoạt động khuyến khích sản xuất nông nghiệp, một biện pháp hữu hiệu là sử dụng chính sách miễn thuế nông nghiệp, vì thế, theo ông Vượng, nên miễn toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất sử dụng làm muối và trồng lúa, không phân biệt diện tích trong và ngoài hạn mức.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, trong những năm qua, việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất lớn của dư luận xã hội. Tuy nhiên, nếu tiếp tục triển khai chính sách này, cần có những quy định đảm bảo sự công bằng xã hội, tránh các hiện tượng tích tụ ruộng đất bất hợp lý.
Các thành viên cũng cho rằng việc ban hành Nghị quyết miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp còn nhằm góp phần khắc phục những khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và tăng cường hoạt động đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp trên thị trường khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết về miễn, giảm thuế nông nghiệp cần quán triệt những mục tiêu, yêu cầu như cần đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chú trọng đến hiệu quả đích thực của việc miễn, giảm thuế nông nghiệp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, vì thế cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền rộng rãi đến người dân, để nhân dân hiểu về quyền lợi và trách nhiệm của mình.
Ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng nên áp dụng thời hạn miễn, giảm thuế trong vòng 5 năm và sau đó tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm trước khi sửa đổi hoặc áp dụng tiếp, đã nhận được sự đồng thuận của Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên tổng kết ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận diện tích trồng lúa, làm muối không kể trong hạn mức hay vượt hạn mức, diện tích đất được sử dụng vào hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiêp sẽ được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Diện tích đất vườn, đất sử dụng trồng các loại cây khác trong hạn mức sử dụng cũng sẽ được miễn 100%; trên hạn mức đến giới hạn được phép chuyển nhượng (theo quy định của pháp luật) được giảm 50%; trên mức được phép chuyển nhượng sẽ thu 100%.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, quy định về thời gian miễn giảm chưa nhận được sự thống nhất của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ đưa trình xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, cơ quan chuẩn bị văn bản cần rà soát và chuẩn hóa về kỹ thuật lập pháp, về nội dung và hình thức của Nghị quyết trước khi trình xin ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12./.
Theo tờ trình của Chính phủ, từ năm 2003 đến 2010, triển khai thực hiện Nghị quyết số 15/2003/Quốc hội11 ngày 17/6/2003 về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, mỗi năm đã có hơn 11 triệu hộ dân được miễn, giảm thuế với diện tích miễn, giảm thuế khoảng 5,4 triệu ha; tổng số thuế miễn giảm quy thành tiền là 2.837 tỷ đồng.
Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế nông nghiệp đã giúp góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống, hỗ trợ nông dân có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; bảo đảm bình đẳng trong việc điều tiết thu nhập; góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất nông nghiệp.
Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm thể chế hóa chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc tạo động lực tích lũy vốn của hộ nông dân, tăng đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao đời sống của nhân dân vùng nông thôn...
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ về việc tiếp tục triển khai chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp. Nên đưa diện đất sản xuất trồng lúa, đất làm muối, nghiên cứu khoa học vào diện quy định không phải chịu thuế. Bên cạnh đó cần có những chính sách cụ thể liên quan đến việc sử dụng đất nông trường, lâm trường.
Ông Ksor Phước và Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cùng cho rằng cần tiến hành tổng kết đánh giá lại tính hiệu quả của việc miễn, giảm thuế nông nghiệp; đánh giá mục tiêu, tác động của chính sách miễn, giảm thuế đối với hoạt động sử dụng đất nông nghiệp trong 10 năm tới.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung đánh giá trong những năm qua, việc miễn giảm thuế nông nghiệp đã mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực xã hội, nhưng chưa thực sự thể hiện vai trò về kinh tế.
Trong giai đoạn mới, bên cạnh giải quyết vấn đề xã hội, cần tập trung vào vấn đề kinh tế, vì thế, các chính sách thuế cần tạo động lực cho hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cần mạnh dạn áp dụng chính sách miễn, giảm thuế đối với toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Cùng quan điểm này, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng, thực tế những năm qua cho thấy việc đất bị bỏ hoang hóa và sử dụng đất nông nghiệp vào hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ đang ở mức đáng quan ngại.
Để đẩy mạnh hoạt động khuyến khích sản xuất nông nghiệp, một biện pháp hữu hiệu là sử dụng chính sách miễn thuế nông nghiệp, vì thế, theo ông Vượng, nên miễn toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất sử dụng làm muối và trồng lúa, không phân biệt diện tích trong và ngoài hạn mức.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, trong những năm qua, việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất lớn của dư luận xã hội. Tuy nhiên, nếu tiếp tục triển khai chính sách này, cần có những quy định đảm bảo sự công bằng xã hội, tránh các hiện tượng tích tụ ruộng đất bất hợp lý.
Các thành viên cũng cho rằng việc ban hành Nghị quyết miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp còn nhằm góp phần khắc phục những khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và tăng cường hoạt động đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp trên thị trường khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết về miễn, giảm thuế nông nghiệp cần quán triệt những mục tiêu, yêu cầu như cần đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chú trọng đến hiệu quả đích thực của việc miễn, giảm thuế nông nghiệp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, vì thế cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền rộng rãi đến người dân, để nhân dân hiểu về quyền lợi và trách nhiệm của mình.
Ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng nên áp dụng thời hạn miễn, giảm thuế trong vòng 5 năm và sau đó tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm trước khi sửa đổi hoặc áp dụng tiếp, đã nhận được sự đồng thuận của Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên tổng kết ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận diện tích trồng lúa, làm muối không kể trong hạn mức hay vượt hạn mức, diện tích đất được sử dụng vào hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiêp sẽ được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Diện tích đất vườn, đất sử dụng trồng các loại cây khác trong hạn mức sử dụng cũng sẽ được miễn 100%; trên hạn mức đến giới hạn được phép chuyển nhượng (theo quy định của pháp luật) được giảm 50%; trên mức được phép chuyển nhượng sẽ thu 100%.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, quy định về thời gian miễn giảm chưa nhận được sự thống nhất của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ đưa trình xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, cơ quan chuẩn bị văn bản cần rà soát và chuẩn hóa về kỹ thuật lập pháp, về nội dung và hình thức của Nghị quyết trước khi trình xin ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12./.
Xuân Khu (TTXVN/Vietnam+)