Bên hành lang kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII, sáng 10/11, lý giải về nguyên nhân dẫn tới việc giá vàng đột nhiên "nhảy múa" ngày hôm qua, Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư mạo hiểm trong bối cảnh thiếu thông tin nên đầu tư theo phong trào, theo số đông, theo kiểu "bầy đàn" rất rõ.
"Không chỉ có vàng không thôi đâu mà sự đầu cơ còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nữa như chứng khoán, bất động sản...," ông Ngoạn nói.
- Ông có thể giải thích cụ thể hơn về vấn đề giá vàng tăng đột biến trong ngày hôm qua?
Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn: Khi kinh tế có biểu hiện bất thường thì người ta quay sang tìm một kênh đầu tư được xem là an toàn hơn, đó là vàng. Hiện tại dự trữ ngoại hối của một số nước và vùng lãnh thổ gần Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản đang tăng cao.
Riêng Trung Quốc thì dự trữ ngoại hối của họ lên 2.600 tỷ USD. Dự báo từ 5 đến 10 năm nữa về dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể lên tới con số 4.000-5.000 tỷ USD, kéo theo dự trữ vàng tăng lên rất là lớn.
Hôm qua, đột nhiên giá vàng trong nước lại tăng lên một cách thái quá. Đây là yếu tố không bình thường, bởi lẽ trong nước đã xuất hiện yếu tố đầu cơ, có nhiều nhà đầu tư mạo hiểm.
Ở Việt Nam hiện nay thì số người quan tâm đến vàng, dự trữ vàng là lớn. Tích trữ vàng đã trở thành một thói quen của người dân. Số lượng vàng được tích trữ trong cộng đồng dân cư mà nằm ngoài lưu thông là rất lớn. Vì vậy mỗi khi xuất hiện hiện tượng đầu cơ thì việc này gây biến động lớn ra thị trường. Đó là lý do giải thích vì sao giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới.
Đã xuất hiện các dự báo, dự đoán. Mà nếu đã là dự báo, dự đoán thì nó cũng có thể xuất hiện sai số. Biết đâu trong ngày mai, ngày kia hoặc một ngày nào đó phát sinh một yếu tố liên quan đến vấn đề chính trị, về kinh tế, về thiên tai trên thế giới, dẫn tới việc thay đổi về chính sách, kinh tế của các tổ chức tài chính quốc tế, của chính phủ các nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi cung cầu và vàng là một trong số đó.
- Nguy cơ mất ổn định về tiền tệ đã được dự báo, vậy theo ông giải pháp nào để giải quyết vấn đề này?
Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn:Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD chịu nhiều sức ép, giá tăng khá nhiều so với VND trong thời gian qua do nhiều yếu tố. Thứ nhất là xét về nền tảng cơ bản của nền kinh tế thì nhập siêu trong nhiều năm qua đã dẫn tới việc cân đối ngoại tệ của chúng ta không đảm bảo sự cân bằng.
Thứ hai là gần đây tỷ số giá tiêu dùng cũng đang tăng cao, thành thử ra tâm lý của cộng đồng dân cư đang e ngại việc VND mất giá. Vừa qua, chúng ta đều biết là giá vàng tăng cao, kéo theo giá USD cũng tăng theo, dẫn tới việc thời gian tới nhiều khả năng kéo theo giá các mặt hàng khác tăng nhất là trong điều kiện của Việt Nam.
Ở các nước khác, giá vàng mà tăng thì giá các thứ khác cũng không ảnh hưởng gì nhiều lắm vì chính sách của họ có sự phân lập rất rõ các phân đoạn của kinh tế thị trường.
Theo tôi, giải pháp trước mắt là phải ổn định kinh tế vĩ mô, cân bằng dự trữ ngoại tệ trước đã, rồi phải tuyên truyền, giải thích rõ cho người dân, cung cấp thông tin cần thiết cho người dân, tránh tình trạng đầu tư theo số đông, không có lợi cho nền kinh tế nói chung và cho từng gia đình nói riêng.
Bên cạnh đó, Chính phủ đề xuất đến năm 2015 nhập siêu sẽ giảm xuống còn 15% kim ngạch xuất khẩu, tức là vẫn nhập siêu. Tỷ lệ 15% này ở mốc thời gian 2015 là quá chậm, phải đẩy nhanh hơn nữa.
- Nhằm bình ổn thị trường, Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng với khối lượng phù hợp trong thời hạn 14 ngày, theo ông thời hạn đó đã đủ chưa và có giúp hạ cơn sốt vàng hay không?
Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn: Giải pháp này của Ngân hàng Nhà nước cũng mới chỉ để đảm bảo kìm chế giá vàng trong nước không tăng cao hơn so với giá vàng quốc tế. Nếu giá vàng quốc tế còn tiếp tuc tăng thì không thể nào giữ được giá vàng trong nước ở mức thấp hơn được, nguyên nhân như tôi đã nói ở trên.
Việc đánh giá dự trữ vàng trong người dân đang ở mức độ nào, làm sao để người dân mang vàng ra giao dịch, đầu tư hay kinh doanh là vấn đề rất hay, rất trúng nhưng cũng khá là khó, khá nhạy cảm trong thời điểm này.
Theo tôi, quan trọng hơn cả là phải tạo được nền kinh tế ổn định, tạo lòng tin trong nhân dân song cũng cần phải có các "biện pháp kỹ thuật" mới đạt hiệu quả.
Xin nói thêm là việc "bơm" ngoại tệ ra của Ngân hàng Nhà nước vừa qua chỉ thông qua các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng thôi. Tôi kiến nghị là bên cạnh việc chúng ta thực thi các chính sách thì công tác thông tin tuyên truyền, giải thích chính sách đó cho người dân được minh bạch hóa cần phải được tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa.
Xin cảm ơn ông./.
"Không chỉ có vàng không thôi đâu mà sự đầu cơ còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nữa như chứng khoán, bất động sản...," ông Ngoạn nói.
- Ông có thể giải thích cụ thể hơn về vấn đề giá vàng tăng đột biến trong ngày hôm qua?
Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn: Khi kinh tế có biểu hiện bất thường thì người ta quay sang tìm một kênh đầu tư được xem là an toàn hơn, đó là vàng. Hiện tại dự trữ ngoại hối của một số nước và vùng lãnh thổ gần Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản đang tăng cao.
Riêng Trung Quốc thì dự trữ ngoại hối của họ lên 2.600 tỷ USD. Dự báo từ 5 đến 10 năm nữa về dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể lên tới con số 4.000-5.000 tỷ USD, kéo theo dự trữ vàng tăng lên rất là lớn.
Hôm qua, đột nhiên giá vàng trong nước lại tăng lên một cách thái quá. Đây là yếu tố không bình thường, bởi lẽ trong nước đã xuất hiện yếu tố đầu cơ, có nhiều nhà đầu tư mạo hiểm.
Ở Việt Nam hiện nay thì số người quan tâm đến vàng, dự trữ vàng là lớn. Tích trữ vàng đã trở thành một thói quen của người dân. Số lượng vàng được tích trữ trong cộng đồng dân cư mà nằm ngoài lưu thông là rất lớn. Vì vậy mỗi khi xuất hiện hiện tượng đầu cơ thì việc này gây biến động lớn ra thị trường. Đó là lý do giải thích vì sao giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới.
Đã xuất hiện các dự báo, dự đoán. Mà nếu đã là dự báo, dự đoán thì nó cũng có thể xuất hiện sai số. Biết đâu trong ngày mai, ngày kia hoặc một ngày nào đó phát sinh một yếu tố liên quan đến vấn đề chính trị, về kinh tế, về thiên tai trên thế giới, dẫn tới việc thay đổi về chính sách, kinh tế của các tổ chức tài chính quốc tế, của chính phủ các nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi cung cầu và vàng là một trong số đó.
- Nguy cơ mất ổn định về tiền tệ đã được dự báo, vậy theo ông giải pháp nào để giải quyết vấn đề này?
Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn:Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD chịu nhiều sức ép, giá tăng khá nhiều so với VND trong thời gian qua do nhiều yếu tố. Thứ nhất là xét về nền tảng cơ bản của nền kinh tế thì nhập siêu trong nhiều năm qua đã dẫn tới việc cân đối ngoại tệ của chúng ta không đảm bảo sự cân bằng.
Thứ hai là gần đây tỷ số giá tiêu dùng cũng đang tăng cao, thành thử ra tâm lý của cộng đồng dân cư đang e ngại việc VND mất giá. Vừa qua, chúng ta đều biết là giá vàng tăng cao, kéo theo giá USD cũng tăng theo, dẫn tới việc thời gian tới nhiều khả năng kéo theo giá các mặt hàng khác tăng nhất là trong điều kiện của Việt Nam.
Ở các nước khác, giá vàng mà tăng thì giá các thứ khác cũng không ảnh hưởng gì nhiều lắm vì chính sách của họ có sự phân lập rất rõ các phân đoạn của kinh tế thị trường.
Theo tôi, giải pháp trước mắt là phải ổn định kinh tế vĩ mô, cân bằng dự trữ ngoại tệ trước đã, rồi phải tuyên truyền, giải thích rõ cho người dân, cung cấp thông tin cần thiết cho người dân, tránh tình trạng đầu tư theo số đông, không có lợi cho nền kinh tế nói chung và cho từng gia đình nói riêng.
Bên cạnh đó, Chính phủ đề xuất đến năm 2015 nhập siêu sẽ giảm xuống còn 15% kim ngạch xuất khẩu, tức là vẫn nhập siêu. Tỷ lệ 15% này ở mốc thời gian 2015 là quá chậm, phải đẩy nhanh hơn nữa.
- Nhằm bình ổn thị trường, Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng với khối lượng phù hợp trong thời hạn 14 ngày, theo ông thời hạn đó đã đủ chưa và có giúp hạ cơn sốt vàng hay không?
Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn: Giải pháp này của Ngân hàng Nhà nước cũng mới chỉ để đảm bảo kìm chế giá vàng trong nước không tăng cao hơn so với giá vàng quốc tế. Nếu giá vàng quốc tế còn tiếp tuc tăng thì không thể nào giữ được giá vàng trong nước ở mức thấp hơn được, nguyên nhân như tôi đã nói ở trên.
Việc đánh giá dự trữ vàng trong người dân đang ở mức độ nào, làm sao để người dân mang vàng ra giao dịch, đầu tư hay kinh doanh là vấn đề rất hay, rất trúng nhưng cũng khá là khó, khá nhạy cảm trong thời điểm này.
Theo tôi, quan trọng hơn cả là phải tạo được nền kinh tế ổn định, tạo lòng tin trong nhân dân song cũng cần phải có các "biện pháp kỹ thuật" mới đạt hiệu quả.
Xin nói thêm là việc "bơm" ngoại tệ ra của Ngân hàng Nhà nước vừa qua chỉ thông qua các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng thôi. Tôi kiến nghị là bên cạnh việc chúng ta thực thi các chính sách thì công tác thông tin tuyên truyền, giải thích chính sách đó cho người dân được minh bạch hóa cần phải được tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa.
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)