Cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong việc quản lý, khai thác hợp lý, bền vững nguồn lợi thủy sản và các giá trị của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Đó là nội dung chính của mô hình tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Bãi Hương đang được triển khai tại thôn Bãi Hương, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam, do Ban Quản lý Bảo tồn biển Cù Lao Chàm phối hợp với các sở, ban, ngành hữu quan thực hiện.
Thôn Bãi Hương nằm tách biệt, cách trung tâm xã đảo Tân Hiệp hơn 5km về phía Tây Nam. Đa số người dân ở đây sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản truyền thống, với các phương tiện đánh bắt thô sơ.
Thời gian gần đây, các phương tiện khai thác thủy sản ở các địa phương khác có công suất lớn hơn như nghề pha xúc, lưới vây... đã hoạt động ngay trên chính ngư trường truyền thống của ngư dân Bãi Hương, làm cho ngư trường của họ vốn đã gần bờ nay lại càng bị thu hẹp.
Nếu không kịp thời can thiệp, hệ sinh vật biển của khu bãi biển này sẽ bị tác động xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của quần đảo Cù Lao Chàm.
Vì vậy, việc áp dụng mô hình đồng quản lý tại Bãi Hương không chỉ nhằm từng bước khắc phục những hạn chế từ mô hình quản lý hiện tại, mà còn đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cộng đồng ngư dân trong việc hướng đến quyền làm chủ và trách nhiệm đối với tài nguyên, nguồn lợi hải sản của chính họ.
Khi tham gia mô hình đồng quản lý, cộng đồng địa phương sẽ cùng với các cơ quan hữu quan thảo luận việc lập kế hoạch phân vùng bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học… Họ sẽ được ưu tiên khai thác trên một số vùng bờ mà các phương tiện ở địa phương khác sẽ bị hạn chế khai thác. Tuy nhiên, họ cũng sẽ không được đánh bắt tự do và phải phối hợp bảo vệ ở các vùng ngư trường nhạy cảm với san hô, thảm cỏ biển,...
Trong Tiểu khu Bảo tồn biển, các tổ chức của cộng đồng thôn Bãi Hương được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện, như tổ tuần tra, tổ tự quản và tổ truyền thôn. Ban Quản lý cộng đồng Bãi Hương là đơn vị quản lý chung của tiểu khu, có nhiệm vụ điều phối, giám sát các hoạt động sản xuất của các thành viên cộng đồng trong vùng nước được giao. Đồng thời, hướng dẫn những người tham gia sản xuất về bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững; làm đầu mối liên hệ giữa cộng đồng với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu… để kịp thời cập nhật các chính sách quản lý mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cho cộng đồng.
Theo tiến sỹ Chu Mạnh Trinh - chuyên gia của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, giải pháp mà mô hình đồng quản lý hướng tới là thống nhất hoạt động giữa ba khối (khối Nhà nước với nhiệm vụ quản lý vĩ mô, khối các bên liên quan trong hoạt động thực nghiệm khoa học và khối cộng đồng địa phương) đúng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; kêu gọi cộng đồng cùng tham gia chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích với Nhà nước theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi.
Ông Phạm Thành Hồng Lĩnh - Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết mô hình cộng đồng cùng tham gia quản lý bảo tồn biển ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất mới mẻ, chưa từng được áp dụng, nên hiện tại đang tập trung việc truyền thông giới thiệu mô hình này đến người dân xã đảo Tân Hiệp và sáu huyện, thị ven biển của Quảng Nam. Đồng thời, tiếp tục tham vấn ý kiến cộng đồng để xây dựng quy chế hoạt động chính thức cho tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Bãi Hương. Để tránh chồng chéo lợi ích giữa các nhóm cộng đồng dân cư, nội dung của bộ quy chế sẽ phải thông qua các sở, ban, ngành hữu quan điều chỉnh; sau đó người dân thôn Bãi Hương một lần nữa sẽ thông qua, thống nhất quy chế này rồi mới được cơ quan chức năng phê duyệt chính thức.
Đề án thực hiện mô hình tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Bãi Hương được thực hiện từ 2011-2013. Sau ba năm triển khai, nếu thực hiện tốt sẽ giao toàn bộ nội dung phần việc cho Ban Quản lý cộng đồng Bãi Hương và cộng đồng Bãi Hương cùng quản lý.
Từ trước đến nay, vấn đề khai thác thủy hải sản trên biển ở các địa phương trong cả nước không có sự phân chia quyền lợi cũng như trách nhiệm cụ thể. Dẫn đến tình trạng một số vùng biển gần bờ có nguy cơ cạn kiệt các nguồn lợi thủy hải sản.
Vì vậy, việc áp dụng mô hình này nhằm vận động cộng đồng cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm quản lý tài nguyên, môi trường ở Bãi Hương, Cù Lao Chàm theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi là một giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo cần được nhân rộng.
Nội dung của mô hình đồng quản lý đang triển khai tại thôn Bãi Hương được áp dụng dựa trên kết quả nghiên cứu sau gần 10 năm thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm” của tiến sỹ Chu Mạnh Trinh - chuyên gia của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Công trình được ông tiến hành thực hiện ngay sau khi Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm được thành lập./.
Đó là nội dung chính của mô hình tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Bãi Hương đang được triển khai tại thôn Bãi Hương, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam, do Ban Quản lý Bảo tồn biển Cù Lao Chàm phối hợp với các sở, ban, ngành hữu quan thực hiện.
Thôn Bãi Hương nằm tách biệt, cách trung tâm xã đảo Tân Hiệp hơn 5km về phía Tây Nam. Đa số người dân ở đây sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản truyền thống, với các phương tiện đánh bắt thô sơ.
Thời gian gần đây, các phương tiện khai thác thủy sản ở các địa phương khác có công suất lớn hơn như nghề pha xúc, lưới vây... đã hoạt động ngay trên chính ngư trường truyền thống của ngư dân Bãi Hương, làm cho ngư trường của họ vốn đã gần bờ nay lại càng bị thu hẹp.
Nếu không kịp thời can thiệp, hệ sinh vật biển của khu bãi biển này sẽ bị tác động xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của quần đảo Cù Lao Chàm.
Vì vậy, việc áp dụng mô hình đồng quản lý tại Bãi Hương không chỉ nhằm từng bước khắc phục những hạn chế từ mô hình quản lý hiện tại, mà còn đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cộng đồng ngư dân trong việc hướng đến quyền làm chủ và trách nhiệm đối với tài nguyên, nguồn lợi hải sản của chính họ.
Khi tham gia mô hình đồng quản lý, cộng đồng địa phương sẽ cùng với các cơ quan hữu quan thảo luận việc lập kế hoạch phân vùng bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học… Họ sẽ được ưu tiên khai thác trên một số vùng bờ mà các phương tiện ở địa phương khác sẽ bị hạn chế khai thác. Tuy nhiên, họ cũng sẽ không được đánh bắt tự do và phải phối hợp bảo vệ ở các vùng ngư trường nhạy cảm với san hô, thảm cỏ biển,...
Trong Tiểu khu Bảo tồn biển, các tổ chức của cộng đồng thôn Bãi Hương được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện, như tổ tuần tra, tổ tự quản và tổ truyền thôn. Ban Quản lý cộng đồng Bãi Hương là đơn vị quản lý chung của tiểu khu, có nhiệm vụ điều phối, giám sát các hoạt động sản xuất của các thành viên cộng đồng trong vùng nước được giao. Đồng thời, hướng dẫn những người tham gia sản xuất về bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững; làm đầu mối liên hệ giữa cộng đồng với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu… để kịp thời cập nhật các chính sách quản lý mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cho cộng đồng.
Theo tiến sỹ Chu Mạnh Trinh - chuyên gia của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, giải pháp mà mô hình đồng quản lý hướng tới là thống nhất hoạt động giữa ba khối (khối Nhà nước với nhiệm vụ quản lý vĩ mô, khối các bên liên quan trong hoạt động thực nghiệm khoa học và khối cộng đồng địa phương) đúng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; kêu gọi cộng đồng cùng tham gia chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích với Nhà nước theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi.
Ông Phạm Thành Hồng Lĩnh - Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết mô hình cộng đồng cùng tham gia quản lý bảo tồn biển ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất mới mẻ, chưa từng được áp dụng, nên hiện tại đang tập trung việc truyền thông giới thiệu mô hình này đến người dân xã đảo Tân Hiệp và sáu huyện, thị ven biển của Quảng Nam. Đồng thời, tiếp tục tham vấn ý kiến cộng đồng để xây dựng quy chế hoạt động chính thức cho tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Bãi Hương. Để tránh chồng chéo lợi ích giữa các nhóm cộng đồng dân cư, nội dung của bộ quy chế sẽ phải thông qua các sở, ban, ngành hữu quan điều chỉnh; sau đó người dân thôn Bãi Hương một lần nữa sẽ thông qua, thống nhất quy chế này rồi mới được cơ quan chức năng phê duyệt chính thức.
Đề án thực hiện mô hình tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Bãi Hương được thực hiện từ 2011-2013. Sau ba năm triển khai, nếu thực hiện tốt sẽ giao toàn bộ nội dung phần việc cho Ban Quản lý cộng đồng Bãi Hương và cộng đồng Bãi Hương cùng quản lý.
Từ trước đến nay, vấn đề khai thác thủy hải sản trên biển ở các địa phương trong cả nước không có sự phân chia quyền lợi cũng như trách nhiệm cụ thể. Dẫn đến tình trạng một số vùng biển gần bờ có nguy cơ cạn kiệt các nguồn lợi thủy hải sản.
Vì vậy, việc áp dụng mô hình này nhằm vận động cộng đồng cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm quản lý tài nguyên, môi trường ở Bãi Hương, Cù Lao Chàm theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi là một giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo cần được nhân rộng.
Nội dung của mô hình đồng quản lý đang triển khai tại thôn Bãi Hương được áp dụng dựa trên kết quả nghiên cứu sau gần 10 năm thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm” của tiến sỹ Chu Mạnh Trinh - chuyên gia của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
Công trình được ông tiến hành thực hiện ngay sau khi Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm được thành lập./.
Hứa Chung (TTXVN)