Theo một kết quả nghiên cứu, được đăng trên tạp chí The Lancet, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng phẫu thuật mở rộng động mạch cảnh nhằm tăng cường lưu lượng máu lên não có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ trong khoảng thời gian 10 năm.
Động mạch cảnh có kích thước khá lớn, nằm ở cổ, gồm có động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải, ta có thể sờ thấy được nhịp đập của chúng ở hai bên cổ.
Động mạch cảnh có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não. Việc phẫu thuật mở rộng động mạch này sẽ khôi phục dòng máu lưu thông lên não.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng việc phẫu thuật cũng có nguy cơ khoảng 3% gây ra đột quỵ ngay lập tức. Đối với một số người già thì nguy cơ có thể cao hơn so với những lợi ích.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã chọn ngẫu nhiên 3.120 bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh để phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy thuộc vào điều kiện của từng trường hợp.
Tổng cộng có 1.979 ca phẫu thuật đã được thực hiện. Trong số những bệnh nhân này, nguy cơ xảy ra đột quỵ trong vòng 30 ngày là 3%, bao gồm 26 ca bị dạng nhẹ và 34 ca bị nặng hoặc đột quỵ gây tử vong.
Trong khoảng thời gian theo dõi trung bình năm năm sau đó, có 4,1% những người đã trải qua phẫu thuật bị đột quỵ, so với tỷ lệ 10% ở những người bị hẹp động mạch cảnh nhưng chưa phẫu thuật. Và nếu tính trong 10 năm thì có 10.8% những người đã phẫu thuật hẹp động mạch cảnh bị đột quỵ, so với tỷ lệ 16,9% ở những người chưa phẫu thuật.
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) rất thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư.
Có nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, trong đó hẹp động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân khá thường gặp (chiếm khoảng 30% các trường hợp).
Hẹp động mạch cảnh là do các mảng xơ vữa bám lên thành động mạch, tại chỗ động mạch cảnh bị hẹp, các mảng xơ vữa và máu đông có thể gây tắc tại chỗ, hoặc tự vỡ ra tạo thành các mảnh nhỏ trôi theo dòng máu đến lấp một nhánh động mạch nào đó trong não, gây nên hoại tử một vùng não tương ứng do nhánh động mạch đó nuôi dưỡng./.
Động mạch cảnh có kích thước khá lớn, nằm ở cổ, gồm có động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải, ta có thể sờ thấy được nhịp đập của chúng ở hai bên cổ.
Động mạch cảnh có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não. Việc phẫu thuật mở rộng động mạch này sẽ khôi phục dòng máu lưu thông lên não.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng việc phẫu thuật cũng có nguy cơ khoảng 3% gây ra đột quỵ ngay lập tức. Đối với một số người già thì nguy cơ có thể cao hơn so với những lợi ích.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã chọn ngẫu nhiên 3.120 bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh để phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy thuộc vào điều kiện của từng trường hợp.
Tổng cộng có 1.979 ca phẫu thuật đã được thực hiện. Trong số những bệnh nhân này, nguy cơ xảy ra đột quỵ trong vòng 30 ngày là 3%, bao gồm 26 ca bị dạng nhẹ và 34 ca bị nặng hoặc đột quỵ gây tử vong.
Trong khoảng thời gian theo dõi trung bình năm năm sau đó, có 4,1% những người đã trải qua phẫu thuật bị đột quỵ, so với tỷ lệ 10% ở những người bị hẹp động mạch cảnh nhưng chưa phẫu thuật. Và nếu tính trong 10 năm thì có 10.8% những người đã phẫu thuật hẹp động mạch cảnh bị đột quỵ, so với tỷ lệ 16,9% ở những người chưa phẫu thuật.
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) rất thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư.
Có nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, trong đó hẹp động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân khá thường gặp (chiếm khoảng 30% các trường hợp).
Hẹp động mạch cảnh là do các mảng xơ vữa bám lên thành động mạch, tại chỗ động mạch cảnh bị hẹp, các mảng xơ vữa và máu đông có thể gây tắc tại chỗ, hoặc tự vỡ ra tạo thành các mảnh nhỏ trôi theo dòng máu đến lấp một nhánh động mạch nào đó trong não, gây nên hoại tử một vùng não tương ứng do nhánh động mạch đó nuôi dưỡng./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)