Theo nhận định của các chuyên gia môi trường, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường. Điều đáng nói, dù đã có nhiều giải pháp mạnh tay, nhưng tình trạng này vẫn đang gia tăng ở nhiều nơi, đe dọa trực tiếp tới thành quả về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Ngoài tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt thì ô nhiễm môi trường cũng sẽ tác động tiêu cực và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người với tỷ lệ chi trả để bảo vệ chăm sóc sức khỏe của năm 2010 khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng lên tới 1,2% GDP năm 2020. Thông tin trên vừa được đưa ra sáng nay (11/10), trong khuôn khổ hội thảo “Triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thời gian qua Đảng, Nhà nước đã coi trọng nhiệm vụ bảo vệ, cải thiện môi trường và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Cùng với đó, các cấp ngành, lĩnh vực quản lý môi trường cũng đã huy động được nguồn lực và hỗ trợ vốn, kỹ thuật từ phía quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cũng thừa nhận: Công tác bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, khiến môi trường ở một số nơi chưa được kiểm soát.
[Việt Nam nằm trong 10 nước ô nhiễm không khí nặng] Cụ thể, đến nay các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vẫn chưa đồng bộ với các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật về môi trường; nhiều khu công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, gây ô nhiễm nghiêm trọng; hoạt động khai thác khoáng sản tại nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm; ô nhiễm môi trường nông thôn làng nghề ngày càng tăng… Trước những tồn tại nêu trên, ngày 18/3/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhằm xác định nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để xử lý kịp thời các vấn đề ô nhiễm môi trường. Nghị quyết cũng tăng cường năng lực tổ chức thực hiện trong chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường và tiếp tục cụ thể hóa một số chủ trương, giải pháp của Đảng và Quốc hội. Với mục tiêu đó, Nghị quyết đã xác định giải quyết 6 vấn đề môi trường cấp bách trên như: Định hướng xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết cho các địa phương, nhằm từng bước đưa Nghị quyết vào cuộc sống; đề xuất kêu gọi, hợp tác quốc tế để thực hiện nội dung Nghị quyết, đặc biệt là nội dung đầu tư xây dựng công trình hạ tầng bảo vệ môi trường, công trình xử lý nước thải tập trung tại các đô thị, lưu vực sông… Tại hội thảo, các chuyên gia môi trường cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải xử lý kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách trong thời gian tới; tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược quy hoạch, dự án phát triển; tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề, các thành phố lớn và lưu vực sông. Cùng với đó, các hoạt động nhập khẩu phế liệu phải được kiểm soát chặt chẽ; ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái của các hệ sinh thái, suy giảm các loài và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường./.
[Việt Nam nằm trong 10 nước ô nhiễm không khí nặng] Cụ thể, đến nay các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vẫn chưa đồng bộ với các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật về môi trường; nhiều khu công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, gây ô nhiễm nghiêm trọng; hoạt động khai thác khoáng sản tại nhiều địa phương thiếu sự quản lý chặt chẽ làm gia tăng các điểm nóng về ô nhiễm; ô nhiễm môi trường nông thôn làng nghề ngày càng tăng… Trước những tồn tại nêu trên, ngày 18/3/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhằm xác định nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để xử lý kịp thời các vấn đề ô nhiễm môi trường. Nghị quyết cũng tăng cường năng lực tổ chức thực hiện trong chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường và tiếp tục cụ thể hóa một số chủ trương, giải pháp của Đảng và Quốc hội. Với mục tiêu đó, Nghị quyết đã xác định giải quyết 6 vấn đề môi trường cấp bách trên như: Định hướng xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết cho các địa phương, nhằm từng bước đưa Nghị quyết vào cuộc sống; đề xuất kêu gọi, hợp tác quốc tế để thực hiện nội dung Nghị quyết, đặc biệt là nội dung đầu tư xây dựng công trình hạ tầng bảo vệ môi trường, công trình xử lý nước thải tập trung tại các đô thị, lưu vực sông… Tại hội thảo, các chuyên gia môi trường cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải xử lý kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách trong thời gian tới; tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược quy hoạch, dự án phát triển; tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề, các thành phố lớn và lưu vực sông. Cùng với đó, các hoạt động nhập khẩu phế liệu phải được kiểm soát chặt chẽ; ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái của các hệ sinh thái, suy giảm các loài và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường./.
Ước tính, nếu GDP Việt Nam trong 10 năm tới tăng gấp đôi mà không quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên 3 lần, đến năm 2025 có thể gấp 4 đến 5 lần mức độ hiện nay. Cùng với đó, ước tính GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP. |
Hùng Võ (Vietnam+)