Ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công thương, cho biết thời gian tới, mỗi năm Việt Nam sẽ xuất sang Bangladesh một triệu tấn gạo.
Sáng nay, 18/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ quản lý lương thực và thiên tai Bangladesh Muhammad Abdur Razzaqueđưa đã ký kết biên bản ghi nhớ giữa hai chính phủ về thương mại gạo.
Dù là Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ tư trên thế giới với sản lượng hơn 30 triệu tấn/năm nhưng do dân số tăng nhanh, cộng với thiên tai hạn hán và lũ lụt thường xuyên nên sản lượng gạo trong nước không đủ cung cấp cho tiêu dùng.
Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bớt phụ thuộc nông nghiệp và tình trạng mất mùa đã dẫn đến sản lượng lương thực không đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước khiến Bangladesh phải nhập khẩu bổ sung khoảng 2-3 triệu tấn lương thực trong năm 2009.
Theo ông Hùng, việc quan tâm đến nhập khẩu gạo của Việt Nam nhằm phần nào thay thế nguồn gạo đồ đang bị hạn chế về nguồn cung, hơn nữa mặt hàng gạo của Việt Nam cũng có lợi thế cạnh tranh về giá cả và khoảng cách địa lý.
"Thị trường và người tiêu dùng Bangladesh hài lòng với chất lượng gạo của Việt Nam, cách thức chế biến gạo đơn giản và cho mùi vị tương đối phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của nhân dân," ông Hùng nói.
Bangladesh là thị trường lớn trong khu vực các nước Nam Á với dân số 165 triệu người. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và quốc gia này năm 2010 đạt 288 triệu USD, tăng 250% so với năm 2009.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bangladesh đạt 253,3 triệu USD, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, sắt thép, sợi, vải, máy móc, thiết bị, phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, điện thoại di động...
Gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với chiếm 46%, riêng năm 2010 đạt gần 120 triệu USD với sản lượng hơn 350.000 tấn, tăng trưởng đột biến so với trước đó.
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về thương mại gạo sẽ đóng vai trò là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược về cung cấp lương thực giữa Việt Nam và Bangladesh.
Qua đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những nước cung cấp gạo hàng đầu, nâng cao vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực khu vực và quốc tế./.
Sáng nay, 18/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ quản lý lương thực và thiên tai Bangladesh Muhammad Abdur Razzaqueđưa đã ký kết biên bản ghi nhớ giữa hai chính phủ về thương mại gạo.
Dù là Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ tư trên thế giới với sản lượng hơn 30 triệu tấn/năm nhưng do dân số tăng nhanh, cộng với thiên tai hạn hán và lũ lụt thường xuyên nên sản lượng gạo trong nước không đủ cung cấp cho tiêu dùng.
Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bớt phụ thuộc nông nghiệp và tình trạng mất mùa đã dẫn đến sản lượng lương thực không đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước khiến Bangladesh phải nhập khẩu bổ sung khoảng 2-3 triệu tấn lương thực trong năm 2009.
Theo ông Hùng, việc quan tâm đến nhập khẩu gạo của Việt Nam nhằm phần nào thay thế nguồn gạo đồ đang bị hạn chế về nguồn cung, hơn nữa mặt hàng gạo của Việt Nam cũng có lợi thế cạnh tranh về giá cả và khoảng cách địa lý.
"Thị trường và người tiêu dùng Bangladesh hài lòng với chất lượng gạo của Việt Nam, cách thức chế biến gạo đơn giản và cho mùi vị tương đối phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của nhân dân," ông Hùng nói.
Bangladesh là thị trường lớn trong khu vực các nước Nam Á với dân số 165 triệu người. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và quốc gia này năm 2010 đạt 288 triệu USD, tăng 250% so với năm 2009.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bangladesh đạt 253,3 triệu USD, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, sắt thép, sợi, vải, máy móc, thiết bị, phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, điện thoại di động...
Gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với chiếm 46%, riêng năm 2010 đạt gần 120 triệu USD với sản lượng hơn 350.000 tấn, tăng trưởng đột biến so với trước đó.
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về thương mại gạo sẽ đóng vai trò là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược về cung cấp lương thực giữa Việt Nam và Bangladesh.
Qua đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những nước cung cấp gạo hàng đầu, nâng cao vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực khu vực và quốc tế./.
Đức Duy (Vietnam+)