Trong ngày khánh thành Bảo tàng Hà Nội, có một triển lãm đã thu hút đông đảo người đến tham quan bảo tàng. Đó là triển lãm ảnh Hà Nội xưa-nay.
Các hình ảnh về Thủ đô, có lẽ chúng ta cũng xem nhiều lần và gặp được trong không ít cuộc trưng bày. Nhưng với sự đồng hiện hàng trăm bức ảnh quý trong một không gian trưng bày lý tưởng tại một bảo tàng hiện đại lại là cơ hội hiếm.
Đúng vào dịp Đại lễ lại trong ngày khánh thành bảo tàng, nên đường hành lang xoáy đi lên tầng bốn của tòa nhà bảo tàng thật đông đúc, dòng người tiếp nối có một vẻ hân hoan khi lên xem ảnh Hà Nội. Bởi họ háo hức được chiêm ngưỡng rất nhiều hình ảnh để hình dung về một Hà Nội xưa.
Mở đầu cho không gian trưng bày ở triển lãm ảnh Hà Nội xưa-nay là hình ảnh tượng đài Lý Thái Tổ ở chính giữa. Bên trái là ảnh Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. Bên Phải là ảnh Tổng đốc Hoàng Diệu gợi về từ thuở "Chiếu dời đô" đến những trang sử hào hùng còn vang mãi.
Trong khu vực trưng bày theo nội dung Hà Nội là Trung tâm kinh tế, thương mại của cả nước, có những bức ảnh người đi chợ cắp thúng, đội thúng, người bán than củi, người hút thuốc lào uống nước vối bên đường thưở xưa bình dị mà thân thương. Hình ảnh phố hàng Nón. Cổng và đường phố Hàng chiếu thuở nào. Thời đó, các phương tiện đều dùng sức người như xe kéo, kiệu khiêng và điều này cũng đã được ghi lại trong các tấm ảnh quý giá.
Nhiều người thấy thích thú khi xem hình ảnh góc chợ bán lợn, ảnh ngoại ô Cầu Giấy Hà Nội. Hình ảnh phố hàng Chĩnh năm 1883, phố Hàng Lọng tức phố Lê Duẩn ngày nay, phố Hàng Trống đầu thế kỷ XX, phố hàng Vải với mặt đường bán ô dù...Phố Hàng thiếc, Ngã tư chợ Mơ...tấm ảnh nào cũng ẩn nét riêng đất Hà thành.
Góc ảnh về phụ nữ Hà Nội cũng gây sự chú ý đặc biệt của đông đảo các bà các cô có mặt xem triển lãm. Có hình ảnh người thiếu nữ Hà nội xưa yếm trắng, vai tròn, Có hình ảnh người phụ nữ Hà Nội trong trang phục áo dài đeo kiềng vàng. Và nổi bật là bức ảnh có gương mặt quý phái của người phụ nữ Hà Nội thuộc tầng lớp giàu có đầu thế kỷ XX. Trang phục phụ nữ Hà Nội các thời kỳ từ năm 1885 đến 1920 được thể hiện qua khá nhiều bức ảnh, tranh vẽ được trưng bày.
Trong phần trưng bày Thăng Long là Trung tâm văn hóa giáo dục của cả nước. Mở đầu là lời trích trong tấm văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" của Thân Nhân Trung. Tại đây có cảnh lều chõng, cảnh lễ xướng danh, hình ảnh gia sư, hình ảnh thầy đồ, hình ảnh trường thi, có hình ảnh quan đốc học. Đặc biệt bức ảnh kẻ sĩ với nét kiêu hãnh của người có học ngày xưa.
Thăng Long nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của Đất nước là phần trưng bày ảnh các sự kiện. Tại đây, có hình ảnh Tổng đốc Hoàng Diệu, có hình cảnh đám rước Hoàng Diệu. Phần trưng bày này còn có hình ảnh của Vua Lê Thánh Tông.
Phần trưng bày theo chủ đề Thăng Long nơi tập trung các cơ quan đầu não của Nhà nước. Có hình vẽ cảnh thiết triều, ảnh chụp lục bộ thượng thư triều Nguyễn, các hình ảnh vua quan nhà nước thời phong kiến được thể hiện qua một vài tấm gây được sự quan tâm của khách tham quan. Đó là bức tranh đoàn sứ thần nhà Lý đầu thế kỷ thứ XI đi sang Nhà Tống.
Có những ảnh kinh thành Thăng Long được dựng rất lớn. Đó là bức ảnh Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) với đôi rồng đá nổi tiếng...Bên cạnh những tấm ảnh tĩnh đượm màu thời gian còn có hệ thống màn hình chiếu các hình ảnh về Hà Nội khá sinh động.
Song song với Hà Nội xưa, có hình ảnh Hà nội hôm nay trong các hoạt động kinh tế chính trị, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Hình ảnh Hà nội hôm nay có sắc màu rực rỡ, song đó là hình ảnh hiện tại nên sống động và giúp càng tôn thêm hình ảnh phố cũ người xưa vốn được trưng bày nhiều và choán diện tích lớn hơn hẳn trong triển lãm này.
Theo Ban tổ chức: Triển lãm hình ảnh Hà Nội xưa được sử dụng nguồn tài liệu chính từ nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Cần, tạp chí Xưa và nay, Viện Thông tin khoa học xã hội và một số cá nhân khác để đem đến cái nhìn khái quát về hình ảnh Thăng long Hà Nội từ năm 1920 trở về trước.
Đó là những bức ảnh xa xưa, có vẽ, có chụp, có nguồn gốc hoặc không rõ tác giả nhưng đều cùng thể hiện về Hà Nội và đều gợi những niềm yêu, lòng tự hào với kinh đô cổ kính./.
Các hình ảnh về Thủ đô, có lẽ chúng ta cũng xem nhiều lần và gặp được trong không ít cuộc trưng bày. Nhưng với sự đồng hiện hàng trăm bức ảnh quý trong một không gian trưng bày lý tưởng tại một bảo tàng hiện đại lại là cơ hội hiếm.
Đúng vào dịp Đại lễ lại trong ngày khánh thành bảo tàng, nên đường hành lang xoáy đi lên tầng bốn của tòa nhà bảo tàng thật đông đúc, dòng người tiếp nối có một vẻ hân hoan khi lên xem ảnh Hà Nội. Bởi họ háo hức được chiêm ngưỡng rất nhiều hình ảnh để hình dung về một Hà Nội xưa.
Mở đầu cho không gian trưng bày ở triển lãm ảnh Hà Nội xưa-nay là hình ảnh tượng đài Lý Thái Tổ ở chính giữa. Bên trái là ảnh Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. Bên Phải là ảnh Tổng đốc Hoàng Diệu gợi về từ thuở "Chiếu dời đô" đến những trang sử hào hùng còn vang mãi.
Trong khu vực trưng bày theo nội dung Hà Nội là Trung tâm kinh tế, thương mại của cả nước, có những bức ảnh người đi chợ cắp thúng, đội thúng, người bán than củi, người hút thuốc lào uống nước vối bên đường thưở xưa bình dị mà thân thương. Hình ảnh phố hàng Nón. Cổng và đường phố Hàng chiếu thuở nào. Thời đó, các phương tiện đều dùng sức người như xe kéo, kiệu khiêng và điều này cũng đã được ghi lại trong các tấm ảnh quý giá.
Nhiều người thấy thích thú khi xem hình ảnh góc chợ bán lợn, ảnh ngoại ô Cầu Giấy Hà Nội. Hình ảnh phố hàng Chĩnh năm 1883, phố Hàng Lọng tức phố Lê Duẩn ngày nay, phố Hàng Trống đầu thế kỷ XX, phố hàng Vải với mặt đường bán ô dù...Phố Hàng thiếc, Ngã tư chợ Mơ...tấm ảnh nào cũng ẩn nét riêng đất Hà thành.
Góc ảnh về phụ nữ Hà Nội cũng gây sự chú ý đặc biệt của đông đảo các bà các cô có mặt xem triển lãm. Có hình ảnh người thiếu nữ Hà nội xưa yếm trắng, vai tròn, Có hình ảnh người phụ nữ Hà Nội trong trang phục áo dài đeo kiềng vàng. Và nổi bật là bức ảnh có gương mặt quý phái của người phụ nữ Hà Nội thuộc tầng lớp giàu có đầu thế kỷ XX. Trang phục phụ nữ Hà Nội các thời kỳ từ năm 1885 đến 1920 được thể hiện qua khá nhiều bức ảnh, tranh vẽ được trưng bày.
Trong phần trưng bày Thăng Long là Trung tâm văn hóa giáo dục của cả nước. Mở đầu là lời trích trong tấm văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" của Thân Nhân Trung. Tại đây có cảnh lều chõng, cảnh lễ xướng danh, hình ảnh gia sư, hình ảnh thầy đồ, hình ảnh trường thi, có hình ảnh quan đốc học. Đặc biệt bức ảnh kẻ sĩ với nét kiêu hãnh của người có học ngày xưa.
Thăng Long nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của Đất nước là phần trưng bày ảnh các sự kiện. Tại đây, có hình ảnh Tổng đốc Hoàng Diệu, có hình cảnh đám rước Hoàng Diệu. Phần trưng bày này còn có hình ảnh của Vua Lê Thánh Tông.
Phần trưng bày theo chủ đề Thăng Long nơi tập trung các cơ quan đầu não của Nhà nước. Có hình vẽ cảnh thiết triều, ảnh chụp lục bộ thượng thư triều Nguyễn, các hình ảnh vua quan nhà nước thời phong kiến được thể hiện qua một vài tấm gây được sự quan tâm của khách tham quan. Đó là bức tranh đoàn sứ thần nhà Lý đầu thế kỷ thứ XI đi sang Nhà Tống.
Có những ảnh kinh thành Thăng Long được dựng rất lớn. Đó là bức ảnh Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) với đôi rồng đá nổi tiếng...Bên cạnh những tấm ảnh tĩnh đượm màu thời gian còn có hệ thống màn hình chiếu các hình ảnh về Hà Nội khá sinh động.
Song song với Hà Nội xưa, có hình ảnh Hà nội hôm nay trong các hoạt động kinh tế chính trị, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Hình ảnh Hà nội hôm nay có sắc màu rực rỡ, song đó là hình ảnh hiện tại nên sống động và giúp càng tôn thêm hình ảnh phố cũ người xưa vốn được trưng bày nhiều và choán diện tích lớn hơn hẳn trong triển lãm này.
Theo Ban tổ chức: Triển lãm hình ảnh Hà Nội xưa được sử dụng nguồn tài liệu chính từ nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Cần, tạp chí Xưa và nay, Viện Thông tin khoa học xã hội và một số cá nhân khác để đem đến cái nhìn khái quát về hình ảnh Thăng long Hà Nội từ năm 1920 trở về trước.
Đó là những bức ảnh xa xưa, có vẽ, có chụp, có nguồn gốc hoặc không rõ tác giả nhưng đều cùng thể hiện về Hà Nội và đều gợi những niềm yêu, lòng tự hào với kinh đô cổ kính./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)