Theo kết quả thăm dò dư luận của chính phủ Nhật Bản, cứ bốn người Nhật trưởng thành thì có một người từng nghĩ đến tự tử, trong đó những người trẻ tuổi thường nghĩ đến ý định này nhiều hơn những người ở độ tuổi khác.
Văn phòng nội các Nhật Bản cho rằng kết quả trên “có thể phản ánh việc khó tìm việc làm trong khi nền kinh tế đình trệ, việc gia tăng số người làm công không thường xuyên và các mối quan hệ cá nhân kém mật thiết."
Cuộc thăm dò dư luận được thực hiện hồi tháng Một với 3.000 người ở độ tuổi 20 và trên 20, trong đó 2.017 người có câu trả lời hợp lệ.
Trong số những người hồi đáp, 23,4% đã từng nghĩ đến việc tự tử, tăng 4,3% so với cuộc thăm dò dư luận đầu tiên được thực hiện năm 2008. Về giới tính, 27,1% số người từng muốn tự tử là phụ nữ, 19,1% là nam giới.
Những người ở độ tuổi 20 thường nghĩ đến tự tử nhiều hơn những người lớn ở độ tuổi khác, với tỷ lệ 28,4% từng muốn tìm đến cái chết và 36,2% nói rằng họ muốn tự tử trong năm ngoái.
Những người ở độ tuổi 30 chiếm 25%, ở độ tuổi 40 là 27,3%, ở độ tuổi 50 là 25,7%, ở độ tuổi 60 là 20,4% và ở độ tuổi trên 70 là 15,7%.
Khi được hỏi làm thế nào họ vượt qua được ý định tự tử, 38,8% nói họ đã tâm sự với các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người gần gũi với họ.
Ngoài ra, 38,6% số người được hỏi nói rằng họ thoát khỏi ý định tìm đến cái chết bằng cách tập trung vào công việc hoặc các sở thích, trong khi 18% dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Trả lời câu hỏi thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011 đã thay đổi suy nghĩ, tình cảm của họ như thế nào, 64,3% nói rằng họ nhận thấy các mối quan hệ với người khác có tầm quan trọng hơn, trong khi 54,3% nói họ nhận ra sự cần thiết phải nỗ lực để bảo vệ bản thân và gia đình.
Khoảng 41,7% nói rằng hiện họ cảm thấy bất an hơn, trong khi 7,5% nói rằng thảm họa tháng Ba năm ngoái không làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm của họ./.
Văn phòng nội các Nhật Bản cho rằng kết quả trên “có thể phản ánh việc khó tìm việc làm trong khi nền kinh tế đình trệ, việc gia tăng số người làm công không thường xuyên và các mối quan hệ cá nhân kém mật thiết."
Cuộc thăm dò dư luận được thực hiện hồi tháng Một với 3.000 người ở độ tuổi 20 và trên 20, trong đó 2.017 người có câu trả lời hợp lệ.
Trong số những người hồi đáp, 23,4% đã từng nghĩ đến việc tự tử, tăng 4,3% so với cuộc thăm dò dư luận đầu tiên được thực hiện năm 2008. Về giới tính, 27,1% số người từng muốn tự tử là phụ nữ, 19,1% là nam giới.
Những người ở độ tuổi 20 thường nghĩ đến tự tử nhiều hơn những người lớn ở độ tuổi khác, với tỷ lệ 28,4% từng muốn tìm đến cái chết và 36,2% nói rằng họ muốn tự tử trong năm ngoái.
Những người ở độ tuổi 30 chiếm 25%, ở độ tuổi 40 là 27,3%, ở độ tuổi 50 là 25,7%, ở độ tuổi 60 là 20,4% và ở độ tuổi trên 70 là 15,7%.
Khi được hỏi làm thế nào họ vượt qua được ý định tự tử, 38,8% nói họ đã tâm sự với các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người gần gũi với họ.
Ngoài ra, 38,6% số người được hỏi nói rằng họ thoát khỏi ý định tìm đến cái chết bằng cách tập trung vào công việc hoặc các sở thích, trong khi 18% dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Trả lời câu hỏi thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011 đã thay đổi suy nghĩ, tình cảm của họ như thế nào, 64,3% nói rằng họ nhận thấy các mối quan hệ với người khác có tầm quan trọng hơn, trong khi 54,3% nói họ nhận ra sự cần thiết phải nỗ lực để bảo vệ bản thân và gia đình.
Khoảng 41,7% nói rằng hiện họ cảm thấy bất an hơn, trong khi 7,5% nói rằng thảm họa tháng Ba năm ngoái không làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm của họ./.
M.Sơn (Vietnam+)