Theo một số nhà phân phối, một số mặt hàng thiết yếu như giấy, hóa mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói, sẽ được điều chỉnh giá bán trong thời gian tới sau khi các nhà cung cấp có thông báo tăng giá thêm 5-15%.
Trong đó các loại giấy (bao gồm giấy tập, giấy vệ sinh…) tăng thêm 10%; các loại hóa mỹ phẩm như sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, dầu xả, bột giặt, nước xả quần áo hay các loại bơ, sữa, các loại đồ điện gia dụng dùng trong nhà bếp tăng từ 5-10% tùy mặt hàng.
Giá giấy sẽ tăng khi vào năm học mới
Sau các đợt tăng giá tháng Tư, sang tháng Năm, giá giấy in, giấy viết và giấy in báo tiếp tục tăng trung bình 9-14%. Bộ Công Thương cho biết, các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu giấy đã phải tính đến khả năng tăng giá thành sản phẩm, nhất là các nhà sản xuất vở học sinh khi vào mùa vụ chuẩn bị năm học mới sắp đến.
Không chỉ sản phẩm giấy in, giấy viết và giấy in báo có xu hướng tăng giá, các sản phẩm giấy bao gói công nghiệp cũng tăng giá với mức tăng từ 10-15%. Để đảm bảo nguồn cung trong nước, sản lượng giấy các loại trong năm tháng đầu năm ước đạt 605.500 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ.
Hiệp hội Giấy giải thích, giá giấy trong nước liên tục tăng trong thời gian qua là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ sản xuất giấy chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu nên việc phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thực phẩm: Siêu thị tăng nhẹ, các chợ tăng mạnh
Cùng với các mặt hàng tiêu dùng, một số mặt hàng thực phẩm cũng "lên kế hoạch" tăng giá. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay, nhiều mặt hàng thực phẩm đã được điều chỉnh giá từ tháng Tư, tháng Năm nhưng đà tăng giá chưa dừng lại.
Các siêu thị tại Hà Nội mới nhận được thông báo tăng giá từ 15/6 của các nhà cung cấp đối với một số mặt hàng thực phẩm. Tuy nhiên, các siêu thị này khẳng định, mức tăng giá của các mặt hàng thực phẩm sẽ không lớn. Các siêu thị đang đàm phán với các nhà cung cấp để thống nhất mức tăng, thậm chí có thể thay đổi nhà cung cấp nếu mức tăng không hợp lý.
Để bình ổn giá thực phẩm, một số siêu thị như Big C, Fivimart cho biết đã ứng vốn cho nhà sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung, thực hiện các chương trình khuyến mãi giảm giá dành cho người tiêu dùng… Trong khi đó, giá của các loại rau xanh, thịt bò, thủy, hải sản tại các chợ lẻ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau những đợt tăng từ hơn tháng nay với lý do nguồn cung hạn chế vì nắng nóng kéo dài trong khi nhu cầu tăng cao.
Giá sữa tiếp tục tăng
Giá sữa liên tục tăng nhưng tiêu thụ vẫn tăng mạnh. Bộ Công Thương cho biết, sản lượng sữa bột tháng Năm ước đạt 4.900 tấn, tăng 53,1% so với tháng 5/2009; tính chung năm tháng ước đạt 21.600 tấn, tăng 35,6% so với cùng kỳ.
Lượng sữa và sản phẩm từ sữa được các doanh nghiệp nhập khẩu về trong tháng Năm cũng tăng mạnh so với tháng Tư. Trong tháng Năm, các doanh nghiệp đã chi tổng cộng 70 triệu USD để nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa trong khi lượng sữa của tháng Tư nhập về khoảng 54 triệu USD.
Tính chung Năm tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã chi tổng cộng 296 triệu USD để nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa. Giá sữa trong nước tiếp tục tăng đã ảnh hưởng phần nào đến tâm lý người tiêu dùng. Vì vậy, theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp ngành sữa cần phải tăng cường sử dụng nguyên liệu sữa trong nước, tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường trong nước./.
Trong đó các loại giấy (bao gồm giấy tập, giấy vệ sinh…) tăng thêm 10%; các loại hóa mỹ phẩm như sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, dầu xả, bột giặt, nước xả quần áo hay các loại bơ, sữa, các loại đồ điện gia dụng dùng trong nhà bếp tăng từ 5-10% tùy mặt hàng.
Giá giấy sẽ tăng khi vào năm học mới
Sau các đợt tăng giá tháng Tư, sang tháng Năm, giá giấy in, giấy viết và giấy in báo tiếp tục tăng trung bình 9-14%. Bộ Công Thương cho biết, các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu giấy đã phải tính đến khả năng tăng giá thành sản phẩm, nhất là các nhà sản xuất vở học sinh khi vào mùa vụ chuẩn bị năm học mới sắp đến.
Không chỉ sản phẩm giấy in, giấy viết và giấy in báo có xu hướng tăng giá, các sản phẩm giấy bao gói công nghiệp cũng tăng giá với mức tăng từ 10-15%. Để đảm bảo nguồn cung trong nước, sản lượng giấy các loại trong năm tháng đầu năm ước đạt 605.500 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ.
Hiệp hội Giấy giải thích, giá giấy trong nước liên tục tăng trong thời gian qua là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ sản xuất giấy chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu nên việc phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thực phẩm: Siêu thị tăng nhẹ, các chợ tăng mạnh
Cùng với các mặt hàng tiêu dùng, một số mặt hàng thực phẩm cũng "lên kế hoạch" tăng giá. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay, nhiều mặt hàng thực phẩm đã được điều chỉnh giá từ tháng Tư, tháng Năm nhưng đà tăng giá chưa dừng lại.
Các siêu thị tại Hà Nội mới nhận được thông báo tăng giá từ 15/6 của các nhà cung cấp đối với một số mặt hàng thực phẩm. Tuy nhiên, các siêu thị này khẳng định, mức tăng giá của các mặt hàng thực phẩm sẽ không lớn. Các siêu thị đang đàm phán với các nhà cung cấp để thống nhất mức tăng, thậm chí có thể thay đổi nhà cung cấp nếu mức tăng không hợp lý.
Để bình ổn giá thực phẩm, một số siêu thị như Big C, Fivimart cho biết đã ứng vốn cho nhà sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung, thực hiện các chương trình khuyến mãi giảm giá dành cho người tiêu dùng… Trong khi đó, giá của các loại rau xanh, thịt bò, thủy, hải sản tại các chợ lẻ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau những đợt tăng từ hơn tháng nay với lý do nguồn cung hạn chế vì nắng nóng kéo dài trong khi nhu cầu tăng cao.
Giá sữa tiếp tục tăng
Giá sữa liên tục tăng nhưng tiêu thụ vẫn tăng mạnh. Bộ Công Thương cho biết, sản lượng sữa bột tháng Năm ước đạt 4.900 tấn, tăng 53,1% so với tháng 5/2009; tính chung năm tháng ước đạt 21.600 tấn, tăng 35,6% so với cùng kỳ.
Lượng sữa và sản phẩm từ sữa được các doanh nghiệp nhập khẩu về trong tháng Năm cũng tăng mạnh so với tháng Tư. Trong tháng Năm, các doanh nghiệp đã chi tổng cộng 70 triệu USD để nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa trong khi lượng sữa của tháng Tư nhập về khoảng 54 triệu USD.
Tính chung Năm tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã chi tổng cộng 296 triệu USD để nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa. Giá sữa trong nước tiếp tục tăng đã ảnh hưởng phần nào đến tâm lý người tiêu dùng. Vì vậy, theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp ngành sữa cần phải tăng cường sử dụng nguyên liệu sữa trong nước, tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường trong nước./.
Thu Hường (Báo Tin Tức/Vietnam+)