“Sắc đỏ” đã thống lĩnh Phố Wall trong suốt cả tuần qua, bất chấp báo cáo tích cực về việc làm từ Bộ Lao động Mỹ, do thị trường phải chịu áp lực mạnh hơn từ những nhận định đầy bất an về triển vọng kinh tế toàn cầu, cũng như đón nhận những kết quả không như mong đợi từ mùa công bố lợi nhuận quý 3/2012.
Ngay từ phiên giao dịch đầu tuần (8/10), các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều đua nhau hạ điểm, sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương trong năm 2012. Mặc dù Bộ Lao động Mỹ vừa công bố tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 9/2012 đã hạ mạnh xuống 7,8%, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009, song chốt phiên, thị trường vẫn đi xuống do số lượng việc làm mới được tạo ra không cao hơn mức dự đoán trước đó.
Xu hướng giảm vẫn tiếp tục kéo dài trong ba phiên giao dịch tiếp theo tại Mỹ, nhất là khi cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thường niên 2012 giữa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB đã diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản). Hai thể chế tài chính hàng đầu thế giới này đã đua nhau đưa ra các nhận định “u ám” về triển vọng kinh tế toàn cầu, khiến giới đầu tư tỏ ra bất an hơn trước mọi quyết định kinh doanh.
Bên cạnh đó, thị trường cổ phiếu Mỹ còn chịu tác động tiêu cực bởi những mối quan ngại trước khi các doanh nghiệp nước này bước vào mùa công bố lợi nhuận quý 3/2012. Theo giới phân tích, tình hình kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp Mỹ đang nắm vai trò chính chi phối thị trường chứng khoán. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ trong quý vừa qua sẽ giảm khoảng 2,3%, đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong 3 năm qua.
Đáng chú ý là trong phiên giao dịch 9/10, cổ phiếu của tập đoàn Intel, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới, đã giảm 2,7%, xuống 21,90 USD/cổ phiếu, sau khi một số công ty môi giới hạ giá chào bán cổ phiếu này từ 32 USD/cổ phiếu xuống còn 26 USD/cổ phiếu, do nhu cầu máy tính xách tay ngày càng suy yếu. Ngoài ra, việc hãng sản xuất nhôm lớn nhất thế giới Alcoa tuyên bố rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc đã làm lượng tiêu thụ nhôm sụt giảm, trong khi hãng Chevron hạ thấp triển vọng lợi nhuận của hãng này, càng đẩy Phố Wall chìm sâu thêm vào “sắc đỏ” và khiến ít người để ý rằng bức tranh kinh tế Mỹ đã được cải thiện phần nào trong một khảo cứu mới đăng trong cuốn "Sách Be" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tới phiên giao dịch cuối cùng của tuần (12/10), thị trường chứng khoán Mỹ đã có sự phân hóa. Tuy nhiên, biên độ tăng giảm không đáng kể, do giới đầu tư dường như “phớt lờ” các báo cáo kinh tế vĩ mô và thận trọng tập trung vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 3. Trong phiên này, nhóm cổ phiếu tài chính giảm điểm mạnh nhất trong số 10 nhóm ngành thuộc S&P 500. Đáng chú ý, cổ phiếu của các ngân hàng Wells Fargo giảm 93 xu (2,6%), xuống còn 34,25 USD/cổ phiếu; JPMorgan giảm 48 xu, xuống 41,62 USD/cổ phiếu và Bank of America giảm 22 xu xuống 9,12 USD/cổ phiếu.
Khép lại phiên 12/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 2,46 điểm, tương đương 0,02%, lên 13.328,85 điểm. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lại lần lượt mất 4,25 điểm (0,3%) và 5,3 điểm (0,17%), xuống còn 1.428,59 điểm và 3.044,11 điểm.
Tính chung cả tuần, cả ba chỉ số trên đều có mức giảm hơn 2% so với tuần trước. Đây là tuần giảm điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Mỹ kể từ tuần kết thúc ngày 1/6/2012./.
Ngay từ phiên giao dịch đầu tuần (8/10), các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều đua nhau hạ điểm, sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương trong năm 2012. Mặc dù Bộ Lao động Mỹ vừa công bố tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 9/2012 đã hạ mạnh xuống 7,8%, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009, song chốt phiên, thị trường vẫn đi xuống do số lượng việc làm mới được tạo ra không cao hơn mức dự đoán trước đó.
Xu hướng giảm vẫn tiếp tục kéo dài trong ba phiên giao dịch tiếp theo tại Mỹ, nhất là khi cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thường niên 2012 giữa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB đã diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản). Hai thể chế tài chính hàng đầu thế giới này đã đua nhau đưa ra các nhận định “u ám” về triển vọng kinh tế toàn cầu, khiến giới đầu tư tỏ ra bất an hơn trước mọi quyết định kinh doanh.
Bên cạnh đó, thị trường cổ phiếu Mỹ còn chịu tác động tiêu cực bởi những mối quan ngại trước khi các doanh nghiệp nước này bước vào mùa công bố lợi nhuận quý 3/2012. Theo giới phân tích, tình hình kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp Mỹ đang nắm vai trò chính chi phối thị trường chứng khoán. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ trong quý vừa qua sẽ giảm khoảng 2,3%, đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong 3 năm qua.
Đáng chú ý là trong phiên giao dịch 9/10, cổ phiếu của tập đoàn Intel, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới, đã giảm 2,7%, xuống 21,90 USD/cổ phiếu, sau khi một số công ty môi giới hạ giá chào bán cổ phiếu này từ 32 USD/cổ phiếu xuống còn 26 USD/cổ phiếu, do nhu cầu máy tính xách tay ngày càng suy yếu. Ngoài ra, việc hãng sản xuất nhôm lớn nhất thế giới Alcoa tuyên bố rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc đã làm lượng tiêu thụ nhôm sụt giảm, trong khi hãng Chevron hạ thấp triển vọng lợi nhuận của hãng này, càng đẩy Phố Wall chìm sâu thêm vào “sắc đỏ” và khiến ít người để ý rằng bức tranh kinh tế Mỹ đã được cải thiện phần nào trong một khảo cứu mới đăng trong cuốn "Sách Be" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tới phiên giao dịch cuối cùng của tuần (12/10), thị trường chứng khoán Mỹ đã có sự phân hóa. Tuy nhiên, biên độ tăng giảm không đáng kể, do giới đầu tư dường như “phớt lờ” các báo cáo kinh tế vĩ mô và thận trọng tập trung vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 3. Trong phiên này, nhóm cổ phiếu tài chính giảm điểm mạnh nhất trong số 10 nhóm ngành thuộc S&P 500. Đáng chú ý, cổ phiếu của các ngân hàng Wells Fargo giảm 93 xu (2,6%), xuống còn 34,25 USD/cổ phiếu; JPMorgan giảm 48 xu, xuống 41,62 USD/cổ phiếu và Bank of America giảm 22 xu xuống 9,12 USD/cổ phiếu.
Khép lại phiên 12/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 2,46 điểm, tương đương 0,02%, lên 13.328,85 điểm. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lại lần lượt mất 4,25 điểm (0,3%) và 5,3 điểm (0,17%), xuống còn 1.428,59 điểm và 3.044,11 điểm.
Tính chung cả tuần, cả ba chỉ số trên đều có mức giảm hơn 2% so với tuần trước. Đây là tuần giảm điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Mỹ kể từ tuần kết thúc ngày 1/6/2012./.
Minh Trang (TTXVN)