Ngày 24/9, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu tháng 9 đến nay, trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra mưa lớn kèm dông, lốc xoáy...đã làm gần 200 căn nhà bị tốc mái, sập và ngập sâu trong nước; hơn 400 hécta lúa, hoa màu bị ngập úng và nhiều cây trồng lâu năm bị rụng hoa, trái…ước thiệt hại lên hàng chục tỷ đồng.
Địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mưa lớn và dông là các huyện Định Quán và Thống Nhất.
Riêng ở xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất), mưa nhiều đã làm hơn 70/140 hécta rau màu vụ mùa (chủ yếu là rau mồng tơi và xà lách) của xã này bị thiệt hại 80-90% năng suất; làm ngập tràn diện tích nuôi cá của 12 hộ, ước thiệt hại khoảng 30 tấn cá. Xã đã thống kê mức độ thiệt hại và kiến nghị lên huyện để có hướng hỗ trợ.
Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai, do mưa nhiều nên lượng nước đổ về hầu hết các hồ đã đầy tràn. Trong đó, có 4 hồ mực nước quá dung tích thiết kế, phải xả tràn là: Đa Tôn (huyện Tân Phú), Sông Mây (huyện Trảng Bom), Cầu Mới tuyến V (huyện Long Thành) và Gia Ui (huyện Xuân Lộc).
Trong khi đó, lưu lượng nước về hồ Trị An cũng khá lớn, trên 1.400 m3/giây. Do mực nước ở hồ đạt trên 61m nên Công ty thủy điện Trị An phải tiến hành xả tràn. Lượng nước xả tràn và qua tua bin máy phát điện chảy về hạ du gần 1.500 m3/giây. Lượng nước xả về hạ du tăng, sẽ khiến các vùng trũng ven sông thuộc huyện Vĩnh Cửu, thành phố Biên Hòa có thể bị ngập lụt.
Hiện nay, mực nước trên các sông suối ở Đồng Nai tiếp tục lên dần. Sông La Ngà tại Phú Hiệp mực nước lên trên báo động II gây ngập lụt ở một số xã. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Đồng Nai, trong tuần này, trên địa bàn tỉnh, trời nhiều mây, có mưa rào nhiều nơi. Mưa thường tập trung vào chiều tối và đêm, trong cơn mưa cần đề phòng dông, gió giật mạnh, lốc xoáy; lượng nước đổ về các hồ sẽ tiếp tục gia tăng, nên khả năng các hồ tiếp tục tăng mức xả tràn để đảm bảo an toàn cho công trình. Người dân sinh sống ở vùng hạ du khi thấy mưa lớn cần chú ý đề phòng ngập lụt./.
Địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mưa lớn và dông là các huyện Định Quán và Thống Nhất.
Riêng ở xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất), mưa nhiều đã làm hơn 70/140 hécta rau màu vụ mùa (chủ yếu là rau mồng tơi và xà lách) của xã này bị thiệt hại 80-90% năng suất; làm ngập tràn diện tích nuôi cá của 12 hộ, ước thiệt hại khoảng 30 tấn cá. Xã đã thống kê mức độ thiệt hại và kiến nghị lên huyện để có hướng hỗ trợ.
Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai, do mưa nhiều nên lượng nước đổ về hầu hết các hồ đã đầy tràn. Trong đó, có 4 hồ mực nước quá dung tích thiết kế, phải xả tràn là: Đa Tôn (huyện Tân Phú), Sông Mây (huyện Trảng Bom), Cầu Mới tuyến V (huyện Long Thành) và Gia Ui (huyện Xuân Lộc).
Trong khi đó, lưu lượng nước về hồ Trị An cũng khá lớn, trên 1.400 m3/giây. Do mực nước ở hồ đạt trên 61m nên Công ty thủy điện Trị An phải tiến hành xả tràn. Lượng nước xả tràn và qua tua bin máy phát điện chảy về hạ du gần 1.500 m3/giây. Lượng nước xả về hạ du tăng, sẽ khiến các vùng trũng ven sông thuộc huyện Vĩnh Cửu, thành phố Biên Hòa có thể bị ngập lụt.
Hiện nay, mực nước trên các sông suối ở Đồng Nai tiếp tục lên dần. Sông La Ngà tại Phú Hiệp mực nước lên trên báo động II gây ngập lụt ở một số xã. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Đồng Nai, trong tuần này, trên địa bàn tỉnh, trời nhiều mây, có mưa rào nhiều nơi. Mưa thường tập trung vào chiều tối và đêm, trong cơn mưa cần đề phòng dông, gió giật mạnh, lốc xoáy; lượng nước đổ về các hồ sẽ tiếp tục gia tăng, nên khả năng các hồ tiếp tục tăng mức xả tràn để đảm bảo an toàn cho công trình. Người dân sinh sống ở vùng hạ du khi thấy mưa lớn cần chú ý đề phòng ngập lụt./.
Lê Hiền (Vietnam+)