Như đã dự báo, 328 căn hộ dành cho người thu nhập thấp đầu tiên tại dự án CT1-Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) chính thức nhận đơn xin mua từ 26/8 đến 10/9 đã thu hút trên 1.000 khách hàng.
Nhu cầu cấp bách về nhà ở của người dân càng bộc lộ rõ khi sức “nóng” tiếp tục gia tăng vào những ngày cuối này. Tuy nhiên, khoảng 80% khách hàng đã phải quay về vì thủ tục chưa đủ hoặc không hợp lệ…
Nộp đơn đông như hội
Mặc dù chủ đầu tư dự án - Công ty cổ phần Bêtông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai có trụ sở tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, cách xa trung tâm Hà Nội ngót 40km nhưng lượng người đến nộp đơn rất đông, đặc biệt là những hộ gia đình ở Hà Đông và khu vực lân cận dự án.
Theo kế hoạch, chủ đầu tư đã bố trí 15 bàn, mỗi bàn có hai nhân viên tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, nhiều lúc lượng khách còn quá đông mà nhiều người từ địa bàn xa đến nên cán bộ tiếp nhận vẫn phải cố giải quyết nốt lượng hồ sơ trong ngày.
Hôm nay 10/9 là ngày cuối cùng nhận đơn mua dự án nhà ở đầu tiên dành cho người thu nhập thấp ở Hà Nội với số hồ sơ tiếp nhận chốt hết chiều qua (9/9) đã là 914 bộ hợp lệ, chưa kể hơn 400 bộ trả về để tiếp tục hoàn thiện bổ sung, vượt xa con số 328 căn hộ của dự án.
Nếu như mấy ngày đầu chỉ nhận vẻn vẹn khoảng 50 bộ hồ sơ thì những ngày cuối cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận không lúc nào được ngơi tay bởi người dân sau khi đến nộp đơn đã được hướng dẫn cụ thể nên nhanh chóng về bổ sung, chính sửa lại và quay lại nộp rất đông.
Ông Đặng Hoàng Huy - Tổng giám đốc Vinaconex Xuân Mai cho biết ngày cuối cùng sẽ rất căng thẳng, tuy nhiên công ty đã chỉ đạo nhân viên phải tiếp nhận xong những bộ hồ sơ cho khách hàng cuối cùng rồi mới được “khoá sổ,” kể cả phải làm việc quá giờ quy định.
Theo lãnh đạo Vinaconex Xuân Mai, hiện lượng hồ sơ cùng thang điểm 90 nếu xét theo Thông tư 36 của Bộ Xây dựng và Quyết định 34 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chiếm chủ yếu.
Số hồ sơ đạt trên 90 điểm - có điểm ưu tiên chưa đến 100 bộ. Tuy nhiên việc bán nhà sẽ căn cứ theo các quy định đã ban hành.
Chủ đầu tư chỉ tiếp nhận đơn và sơ tuyển theo các tiêu chí quy định để xếp danh sách theo thang điểm lấy từ cao xuống thấp đủ số căn hộ của dự án rồi trình lên Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định, kiểm duyệt. Vì vậy, quyền quyết định không phải hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư.
Vật cản...
Toàn bộ khu sảnh của Tòa nhà 9 tầng dành cho người thu nhập thấp tại Xuân Mai được bố trí làm nơi tiếp nhận đơn. Mặc dù thông tin hướng dẫn đã được đăng tải khá nhiều trên các báo mạng nhưng nhiều người vẫn rất “mơ hồ” với những thủ tục mua nhà thu nhập thấp.
Bởi vậy, các nhân viên phải chuẩn bị sẵn mẫu đơn để cung cấp cho khách hàng và hướng dẫn rất cụ thể. Tuy nhiên, có đến 80% khách hàng phải quay về để làm lại, hoàn tất và bổ sung thủ tục. Có những người chia sẻ phải quay lại đến lần thứ 4 mới “đúng và đủ” điều kiện.
Tiếp cận một số khách hàng có hồ sơ bị trả về để tiếp tục hoàn thiện cho thấy hầu hết nguyên nhân đều do giấy xác nhận hộ khẩu và thực trạng nhà ở chưa rõ ràng, đầy đủ. Đây là loại giấy tờ do Ủy ban Nhân dân các phường, xã chứng nhận.
Theo phản ánh của người dân, đây cũng chính là thủ tục vất vả nhất trong quá trình hoàn tất hồ sơ xin mua nhà dành cho người thu nhập thấp. Phần xác nhận về hộ khẩu, nhân khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân đứng đơn mua có dành chỗ cho tổ trưởng dân phố và Chủ tịch phường (xã) xác nhận.
Tuy nhiên, đa số các hồ sơ sau khi có xác nhận và chữ ký của tổ trưởng dân phố - người nắm địa bàn trực tiếp thì chính quyền phường (xã) chỉ xác nhận: “Ông (bà) A là tổ trưởng tổ dân phố X, có chữ ký trên là đúng.” Xác nhận này chẳng có ý nghĩa gì bởi yêu cầu là xác nhận về hộ khẩu, nhân khẩu, thực trạng nhà ở chứ không phải chữ ký của tổ trưởng dân phố.
Một số ý kiến cho rằng, thà lãnh đạo phường chỉ ký tên đóng dấu dưới xác nhận của tổ trưởng dân phố thì hồ sơ còn “hợp lệ” hơn là xác nhận một nội dung chẳng liên quan gì đến loại thủ tục này.
Trong khi đó, để có được xác nhận này, người dân đã phải đem đầy đủ các giấy tờ chứng minh như sổ đỏ, hộ khẩu… đến cho Tổ trưởng dân phố xem để họ ghi xác nhận rồi lại mang tất cả giấy tờ ra trình phường. Thực trạng này cho thấy sự né tránh trách nhiệm của cấp phường khi xác nhận những thủ tục của người dân sở tại liên quan đến đất đai và nhà ở.
Ngoài những kêu ca phàn nàn về việc chính quyền phường, xã gây khó dễ khi làm thủ tục xác nhận, một số người dân khi đi làm thủ tục mua người thu nhập thấp cho biết Ủy ban Nhân dân các phường xã quản lý hộ khẩu của họ còn chưa cập nhật thông tin về việc này nên không ký xác nhận.
Mặc dù Thông tư 36 của Bộ Xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và Quyết định 34 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành từ 16/8 nhưng những ngày cuối tháng 8 tại phường ở giữa trung tâm Thủ đô như Hàng Trống, cán bộ thụ lý hồ sơ vẫn chưa biết thông tin về việc này.
Chị Thùy Dương ở phường Khương Trung (quận Thanh Xuân) cho biết khi ra phường xin xác nhận đều bị bộ phận giải quyết thủ tục hành chính từ chối và giải thích quanh co. Nhưng khi chị Dương đã lên gặp Phó Chủ tịch phường phụ trách lĩnh vực này thì được giải quyết rất thỏa đáng sau khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh hợp lệ.
Thậm chí, phường Cống Vị (quận Ba Đình) lại đưa ra một mẫu xác nhận riêng chứ nhất định không chứng nhận theo mẫu chuẩn đã ban hành theo phụ lục Thông tư 36 của Bộ Xây dựng.
Chính vì cán bộ phường, xã mơ hồ vì thiếu thông tin, quá thờ ơ, lại vô trách nhiệm với chủ trương lớn của Nhà nước nên khiến người dân đến làm thủ tục quá bức xúc, đã có những trường hợp cãi vã xảy ra.
Nhà nước chủ trương và tạo điều kiện cho người dân mua nhà cho người thu nhập thấp nhưng khi triển khai, đối tượng này lại gặp khó ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ và vật cản đầu tiên lại là cấp phường, xã.
Bên cạnh đó, những người đến nộp hồ sơ cho biết họ biết được thông tin và làm thủ tục mua nhà dành cho người thu nhập thấp qua báo chí, mạng Internet hoặc người thân chứ ít ai tiếp nhận thông tin từ chính quyền phường, xã…
Thực tế đợt tiếp nhận hồ sơ mua nhà tại dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp đầu tiên của Hà Nội còn phát sinh nhiều tình huống rất cần các cơ quan quản lý nhà nước sớm vào cuộc để đưa ra lời giải đáp.
Ví dụ như theo quy định thì các dự án người thu nhập thấp là dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị nhưng sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì một số hộ gia đình ở các xã ngoại thành Hà Nội cũng nộp đơn. Vậy họ có thuộc diện được mua? Điều này cũng gây không ít lúng túng cho nhân viên tiếp nhận hồ sơ.
Hay như quy định về mức bình quân thu nhập tính theo đầu người trong hộ phải thấp hơn mức bình quân của người dân Thủ đô, nhưng đến nay con số này cụ thể là bao nhiêu vẫn chưa có đáp số….
Các văn bản liên quan vẫn chưa đồng bộ này không chỉ gây khó cho cả người dân lẫn chủ đầu tư mà còn làm khó cả cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ khi các dự án người thu nhập thấp đã bắt đầu triển khai./.
Nhu cầu cấp bách về nhà ở của người dân càng bộc lộ rõ khi sức “nóng” tiếp tục gia tăng vào những ngày cuối này. Tuy nhiên, khoảng 80% khách hàng đã phải quay về vì thủ tục chưa đủ hoặc không hợp lệ…
Nộp đơn đông như hội
Mặc dù chủ đầu tư dự án - Công ty cổ phần Bêtông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai có trụ sở tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, cách xa trung tâm Hà Nội ngót 40km nhưng lượng người đến nộp đơn rất đông, đặc biệt là những hộ gia đình ở Hà Đông và khu vực lân cận dự án.
Theo kế hoạch, chủ đầu tư đã bố trí 15 bàn, mỗi bàn có hai nhân viên tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, nhiều lúc lượng khách còn quá đông mà nhiều người từ địa bàn xa đến nên cán bộ tiếp nhận vẫn phải cố giải quyết nốt lượng hồ sơ trong ngày.
Hôm nay 10/9 là ngày cuối cùng nhận đơn mua dự án nhà ở đầu tiên dành cho người thu nhập thấp ở Hà Nội với số hồ sơ tiếp nhận chốt hết chiều qua (9/9) đã là 914 bộ hợp lệ, chưa kể hơn 400 bộ trả về để tiếp tục hoàn thiện bổ sung, vượt xa con số 328 căn hộ của dự án.
Nếu như mấy ngày đầu chỉ nhận vẻn vẹn khoảng 50 bộ hồ sơ thì những ngày cuối cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận không lúc nào được ngơi tay bởi người dân sau khi đến nộp đơn đã được hướng dẫn cụ thể nên nhanh chóng về bổ sung, chính sửa lại và quay lại nộp rất đông.
Ông Đặng Hoàng Huy - Tổng giám đốc Vinaconex Xuân Mai cho biết ngày cuối cùng sẽ rất căng thẳng, tuy nhiên công ty đã chỉ đạo nhân viên phải tiếp nhận xong những bộ hồ sơ cho khách hàng cuối cùng rồi mới được “khoá sổ,” kể cả phải làm việc quá giờ quy định.
Theo lãnh đạo Vinaconex Xuân Mai, hiện lượng hồ sơ cùng thang điểm 90 nếu xét theo Thông tư 36 của Bộ Xây dựng và Quyết định 34 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chiếm chủ yếu.
Số hồ sơ đạt trên 90 điểm - có điểm ưu tiên chưa đến 100 bộ. Tuy nhiên việc bán nhà sẽ căn cứ theo các quy định đã ban hành.
Chủ đầu tư chỉ tiếp nhận đơn và sơ tuyển theo các tiêu chí quy định để xếp danh sách theo thang điểm lấy từ cao xuống thấp đủ số căn hộ của dự án rồi trình lên Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định, kiểm duyệt. Vì vậy, quyền quyết định không phải hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư.
Vật cản...
Toàn bộ khu sảnh của Tòa nhà 9 tầng dành cho người thu nhập thấp tại Xuân Mai được bố trí làm nơi tiếp nhận đơn. Mặc dù thông tin hướng dẫn đã được đăng tải khá nhiều trên các báo mạng nhưng nhiều người vẫn rất “mơ hồ” với những thủ tục mua nhà thu nhập thấp.
Bởi vậy, các nhân viên phải chuẩn bị sẵn mẫu đơn để cung cấp cho khách hàng và hướng dẫn rất cụ thể. Tuy nhiên, có đến 80% khách hàng phải quay về để làm lại, hoàn tất và bổ sung thủ tục. Có những người chia sẻ phải quay lại đến lần thứ 4 mới “đúng và đủ” điều kiện.
Tiếp cận một số khách hàng có hồ sơ bị trả về để tiếp tục hoàn thiện cho thấy hầu hết nguyên nhân đều do giấy xác nhận hộ khẩu và thực trạng nhà ở chưa rõ ràng, đầy đủ. Đây là loại giấy tờ do Ủy ban Nhân dân các phường, xã chứng nhận.
Theo phản ánh của người dân, đây cũng chính là thủ tục vất vả nhất trong quá trình hoàn tất hồ sơ xin mua nhà dành cho người thu nhập thấp. Phần xác nhận về hộ khẩu, nhân khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân đứng đơn mua có dành chỗ cho tổ trưởng dân phố và Chủ tịch phường (xã) xác nhận.
Tuy nhiên, đa số các hồ sơ sau khi có xác nhận và chữ ký của tổ trưởng dân phố - người nắm địa bàn trực tiếp thì chính quyền phường (xã) chỉ xác nhận: “Ông (bà) A là tổ trưởng tổ dân phố X, có chữ ký trên là đúng.” Xác nhận này chẳng có ý nghĩa gì bởi yêu cầu là xác nhận về hộ khẩu, nhân khẩu, thực trạng nhà ở chứ không phải chữ ký của tổ trưởng dân phố.
Một số ý kiến cho rằng, thà lãnh đạo phường chỉ ký tên đóng dấu dưới xác nhận của tổ trưởng dân phố thì hồ sơ còn “hợp lệ” hơn là xác nhận một nội dung chẳng liên quan gì đến loại thủ tục này.
Trong khi đó, để có được xác nhận này, người dân đã phải đem đầy đủ các giấy tờ chứng minh như sổ đỏ, hộ khẩu… đến cho Tổ trưởng dân phố xem để họ ghi xác nhận rồi lại mang tất cả giấy tờ ra trình phường. Thực trạng này cho thấy sự né tránh trách nhiệm của cấp phường khi xác nhận những thủ tục của người dân sở tại liên quan đến đất đai và nhà ở.
Ngoài những kêu ca phàn nàn về việc chính quyền phường, xã gây khó dễ khi làm thủ tục xác nhận, một số người dân khi đi làm thủ tục mua người thu nhập thấp cho biết Ủy ban Nhân dân các phường xã quản lý hộ khẩu của họ còn chưa cập nhật thông tin về việc này nên không ký xác nhận.
Mặc dù Thông tư 36 của Bộ Xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và Quyết định 34 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành từ 16/8 nhưng những ngày cuối tháng 8 tại phường ở giữa trung tâm Thủ đô như Hàng Trống, cán bộ thụ lý hồ sơ vẫn chưa biết thông tin về việc này.
Chị Thùy Dương ở phường Khương Trung (quận Thanh Xuân) cho biết khi ra phường xin xác nhận đều bị bộ phận giải quyết thủ tục hành chính từ chối và giải thích quanh co. Nhưng khi chị Dương đã lên gặp Phó Chủ tịch phường phụ trách lĩnh vực này thì được giải quyết rất thỏa đáng sau khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh hợp lệ.
Thậm chí, phường Cống Vị (quận Ba Đình) lại đưa ra một mẫu xác nhận riêng chứ nhất định không chứng nhận theo mẫu chuẩn đã ban hành theo phụ lục Thông tư 36 của Bộ Xây dựng.
Chính vì cán bộ phường, xã mơ hồ vì thiếu thông tin, quá thờ ơ, lại vô trách nhiệm với chủ trương lớn của Nhà nước nên khiến người dân đến làm thủ tục quá bức xúc, đã có những trường hợp cãi vã xảy ra.
Nhà nước chủ trương và tạo điều kiện cho người dân mua nhà cho người thu nhập thấp nhưng khi triển khai, đối tượng này lại gặp khó ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ và vật cản đầu tiên lại là cấp phường, xã.
Bên cạnh đó, những người đến nộp hồ sơ cho biết họ biết được thông tin và làm thủ tục mua nhà dành cho người thu nhập thấp qua báo chí, mạng Internet hoặc người thân chứ ít ai tiếp nhận thông tin từ chính quyền phường, xã…
Thực tế đợt tiếp nhận hồ sơ mua nhà tại dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp đầu tiên của Hà Nội còn phát sinh nhiều tình huống rất cần các cơ quan quản lý nhà nước sớm vào cuộc để đưa ra lời giải đáp.
Ví dụ như theo quy định thì các dự án người thu nhập thấp là dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị nhưng sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì một số hộ gia đình ở các xã ngoại thành Hà Nội cũng nộp đơn. Vậy họ có thuộc diện được mua? Điều này cũng gây không ít lúng túng cho nhân viên tiếp nhận hồ sơ.
Hay như quy định về mức bình quân thu nhập tính theo đầu người trong hộ phải thấp hơn mức bình quân của người dân Thủ đô, nhưng đến nay con số này cụ thể là bao nhiêu vẫn chưa có đáp số….
Các văn bản liên quan vẫn chưa đồng bộ này không chỉ gây khó cho cả người dân lẫn chủ đầu tư mà còn làm khó cả cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ khi các dự án người thu nhập thấp đã bắt đầu triển khai./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)