Những ngày giáp Tết Nguyên đán, có dịp lên các bản vùng cao ở Phú Thọ dễ thấy trên những triền núi cao, những cây đào phai đang đua nhau khoe sắc đón Xuân. Xa xa, những bản người Mông với những ngôi nhà nhỏ xinh thấp thoáng dưới rừng cây xanh lá và những làn khói tỏa ra từ những mái nhà sàn... Tất cả đã khiến chúng tôi không còn cảm giác của sự heo hút nơi núi rừng Tây Bắc.
Nằm chênh vênh trên sườn núi Đát Hóp, cách mặt biển tới trên 1.000m, bản của người Mông Khe Nhồi, xã Trung Sơn là bản xa nhất và khó khăn nhất của huyện nghèo Yên Lập, Phú Thọ.
Ông Đình Văn Lúa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cho biết trong các xã của huyện Yên Lập thì bản Khe Nhồi xã Trung Sơn luôn đứng ở "vị trí số 1” về sự nghèo khó của các hộ gia đình người Mông.
Năm 1995, vùng đất âm u Khe Nhồi có một hộ dân đầu tiên sinh sống. Ngày ấy, vì nằm ở nơi xa xôi, ít người chú ý đến nên đất đai Khe Nhồi còn màu mỡ. "Tiếng lành đồn xa,” nhiều hộ người Mông khác đã di cư đến đây. Những ngày đầu, do thói quen sống dựa vào tự nhiên, nên đời sống người Mông ở đây khó khăn lắm. Phát một vạt nương, gieo vài cân ngô, ném vài nắm lúa và vào rừng săn bắt, thế nên nhà ở tạm bợ, cái đói, cái nghèo đeo bám quanh năm. Nhưng giờ thì khác rồi, bản Mông Khe Nhồi đã thay da đổi thịt, diện mạo nông thôn miền núi đã và đang dần dần khởi sắc.
Anh Lý A Cường - phó trưởng bản cho biết để đem lại ấm no cho bà con trong bản, chính quyền địa phương đã đầu tư phát triển sản xuất, hướng dẫn đồng bào khai hoang ruộng lúa nước và kiến thiết nương rẫy. Tiếp đến là xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào; ổn định sắp xếp dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội và xây dựng thôn bản văn hóa mới. Nhờ vậy, đến nay gia đình nào cũng có vườn, có ruộng, có rừng. Nhiều nhà đã trồng được từ 3-5ha quế, bồ đề, số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng lên.
Ở Khe Nhồi, phụ nữ Mông vẫn tự trồng lanh, dệt vải và tự thêu váy cho mình. Từng hoa văn trên váy thể hiện cho sự khéo tay của người phụ nữ, cho nét văn hóa đặc trưng của người Mông từ bao đời nay. Chiếc váy nào càng được chuẩn bị công phu, thêu đẹp và xòe rộng thì càng được các chàng trai để ý...
Theo tục lệ, Tết của đồng bào Mông thường kéo dài trong nhiều ngày với những sinh hoạt cộng đồng đặc trưng như lễ hội gầu tào, lễ hội cơm mới... cùng nhiều trò chơi dân gian đã đi vào tiềm thức người dân như thổi khèn, ném quả vải, chơi quay, đẩy gậy, bắn cung... Trong những ngày Tết, nhà nào cũng có thịt lợn, thịt trâu. Nhà có điều kiện thì mổ một con, nhà không có điều kiện thì chung nhau với anh em, họ hàng để mua lợn về mổ... Với sự quan tâm của Nhà nước, Xuân này bản Mông vui hơn nhiều.
Rời bản Mông Khe Nhồi, chúng tôi theo đường 32 về với bản người Mông Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.
Trưởng bản Sùng A Tủa tươi cười “khoe”: Xuân này bản vui lắm. Trước kia, người Mông chỉ lên núi làm nương rẫy, cuộc sống rất khổ cực. Năm nào bà con trong bản cũng thiếu ăn vài tháng, phải đi vào trong rừng đào củ sắn, hái lá rau rừng mang về nhà ăn. Kể từ khi được Đảng và Nhà nước quan tâm, bà con nơi đây đã biết khai hoang trồng lúa, ngô, sắn trên đồi dốc. Thêm vào đó, người dân lại được hỗ trợ 3 con bò đực Laisin về phối giống cho bò bản địa nên diện tích canh tác được mở rộng, thu nhập ngày một khấm khá, nhiều hộ đã mua được tivi, xe máy...
Mục đích chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân, thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng tích cực. Đây là chủ trương đúng đắn thể hiện sự quan tâm của Chính phủ tới nông thôn, nông nghiệp, nông dân được đông đảo bà con phấn khởi đón nhận. Để Chương trình thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn, cùng với sự đồng thuận, nỗ lực vượt khó của chính quyền và người dân, rất cần đến sự quan tâm, đầu tư trợ giúp nhiều hơn nữa đồng thời các nhà quản lý trong công tác chỉ đạo tiếp tục có giải pháp hữu hiệu, phù hợp với từng địa bàn, đặc biệt là vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn như Trung Sơn, Thu Cúc nơi duy nhất có hai bản Mông sinh sống ở Phú Thọ.
Ông Hà Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thu Cúc cho biết ngoài việc phát triển kinh tế chung của toàn xã thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu, then chốt để phát triển kinh tế toàn diện là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại bản Mỹ Á, tiến tới xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi để đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới.
Địa phương đã và đang từng bước thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội như hỗ trợ kỹ thuật canh tác trên nền đất dốc; đưa các loại giống có năng suất cao, chịu hạn và có thời gian sinh trưởng ngắn ngày vào thâm canh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời đảm bảo bảo lương thực, ổn định đời sống.
Bên cạnh đó, xã tập trung khai thác triệt để các công trình thụ hưởng từ các chương trình của Chính phủ như chương trình 134, 135 trong việc đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi; hỗ trợ đất đai, nhà ở; các công trình điện, đường, trường trạm... nhằm nâng cao đời sống sinh hoạt của các hộ dân nơi đây...
Mới đây, một dự án đường giao thông nông thôn có trải nhựa nối quốc lộ 32C qua bản Mường Liên Chung đến bản Mông Mỹ Á, vòng qua bản Dao, bản Mường ở xóm Quẽ, xóm Cón rồi về trung tâm xã dài 13,7km với tổng kinh phí lên tới 99 tỷ đồng đã được khởi công sẽ giúp các mặt hàng nông sản của bản Mông được giao lưu với thị trường, những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống cũng chảy từ ngoài Thu Cúc hay Tân Phú vào với Mỹ Á, giúp đời sống bà con vùng cao dễ dàng hơn...
Cũng theo ông Đình Văn Lúa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Trung Sơn, bao đời nay, người dân Trung Sơn vẫn quen sống dựa vào các sản vật kiếm từ rừng. Tập quán phát nương làm rẫy truyền từ đời này qua đời khác nhưng hiện nay, tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt.
Thêm vào đó, do xa trung tâm huyện, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ khó phát triển. Muốn người dân nâng cao chất lượng cuộc sống chỉ có thể dựa vào kinh tế đồi rừng. Nhưng đến nay, số lượng các hộ dân Trung Sơn được giao đất, giao rừng, có cuộc sống khá giả từ kinh tế đồi rừng vẫn chưa nhiều vì thế trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Trung Sơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, trong năm vừa qua, cùng với việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới, thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý cấp xã và lập đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, nội dung quan trọng nhất Trung Sơn hoàn thành là Quy hoạch tổng thể đã được Ủy ban Nhân dân huyện quyết định phê duyệt. Ngoài ra, 18 tiêu chí còn lại vẫn đang được chính quyền và nhân dân địa phương tiếp tục phấn đấu"...
Chia tay các bản Mông ở Phú Thọ khi sương đang xuống dần, sau lưng chúng tôi vẫn vang vọng tiếng đọc bài của học trò hòa với tiếng suối chảy róc rách. Trong tiết trời lạnh giá, chúng tôi vẫn cảm nhận sự sống ấm no, hạnh phúc đang lan tỏa khắp các bản. Một mùa Xuân ấm áp đang tràn ngập khắp bản như tín hiệu cho sự đổi thay của cuộc sống đồng bào Mông nơi lưng núi ở Phú Thọ./.
Nằm chênh vênh trên sườn núi Đát Hóp, cách mặt biển tới trên 1.000m, bản của người Mông Khe Nhồi, xã Trung Sơn là bản xa nhất và khó khăn nhất của huyện nghèo Yên Lập, Phú Thọ.
Ông Đình Văn Lúa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cho biết trong các xã của huyện Yên Lập thì bản Khe Nhồi xã Trung Sơn luôn đứng ở "vị trí số 1” về sự nghèo khó của các hộ gia đình người Mông.
Năm 1995, vùng đất âm u Khe Nhồi có một hộ dân đầu tiên sinh sống. Ngày ấy, vì nằm ở nơi xa xôi, ít người chú ý đến nên đất đai Khe Nhồi còn màu mỡ. "Tiếng lành đồn xa,” nhiều hộ người Mông khác đã di cư đến đây. Những ngày đầu, do thói quen sống dựa vào tự nhiên, nên đời sống người Mông ở đây khó khăn lắm. Phát một vạt nương, gieo vài cân ngô, ném vài nắm lúa và vào rừng săn bắt, thế nên nhà ở tạm bợ, cái đói, cái nghèo đeo bám quanh năm. Nhưng giờ thì khác rồi, bản Mông Khe Nhồi đã thay da đổi thịt, diện mạo nông thôn miền núi đã và đang dần dần khởi sắc.
Anh Lý A Cường - phó trưởng bản cho biết để đem lại ấm no cho bà con trong bản, chính quyền địa phương đã đầu tư phát triển sản xuất, hướng dẫn đồng bào khai hoang ruộng lúa nước và kiến thiết nương rẫy. Tiếp đến là xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào; ổn định sắp xếp dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội và xây dựng thôn bản văn hóa mới. Nhờ vậy, đến nay gia đình nào cũng có vườn, có ruộng, có rừng. Nhiều nhà đã trồng được từ 3-5ha quế, bồ đề, số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng lên.
Ở Khe Nhồi, phụ nữ Mông vẫn tự trồng lanh, dệt vải và tự thêu váy cho mình. Từng hoa văn trên váy thể hiện cho sự khéo tay của người phụ nữ, cho nét văn hóa đặc trưng của người Mông từ bao đời nay. Chiếc váy nào càng được chuẩn bị công phu, thêu đẹp và xòe rộng thì càng được các chàng trai để ý...
Theo tục lệ, Tết của đồng bào Mông thường kéo dài trong nhiều ngày với những sinh hoạt cộng đồng đặc trưng như lễ hội gầu tào, lễ hội cơm mới... cùng nhiều trò chơi dân gian đã đi vào tiềm thức người dân như thổi khèn, ném quả vải, chơi quay, đẩy gậy, bắn cung... Trong những ngày Tết, nhà nào cũng có thịt lợn, thịt trâu. Nhà có điều kiện thì mổ một con, nhà không có điều kiện thì chung nhau với anh em, họ hàng để mua lợn về mổ... Với sự quan tâm của Nhà nước, Xuân này bản Mông vui hơn nhiều.
Rời bản Mông Khe Nhồi, chúng tôi theo đường 32 về với bản người Mông Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.
Trưởng bản Sùng A Tủa tươi cười “khoe”: Xuân này bản vui lắm. Trước kia, người Mông chỉ lên núi làm nương rẫy, cuộc sống rất khổ cực. Năm nào bà con trong bản cũng thiếu ăn vài tháng, phải đi vào trong rừng đào củ sắn, hái lá rau rừng mang về nhà ăn. Kể từ khi được Đảng và Nhà nước quan tâm, bà con nơi đây đã biết khai hoang trồng lúa, ngô, sắn trên đồi dốc. Thêm vào đó, người dân lại được hỗ trợ 3 con bò đực Laisin về phối giống cho bò bản địa nên diện tích canh tác được mở rộng, thu nhập ngày một khấm khá, nhiều hộ đã mua được tivi, xe máy...
Mục đích chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân, thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng tích cực. Đây là chủ trương đúng đắn thể hiện sự quan tâm của Chính phủ tới nông thôn, nông nghiệp, nông dân được đông đảo bà con phấn khởi đón nhận. Để Chương trình thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn, cùng với sự đồng thuận, nỗ lực vượt khó của chính quyền và người dân, rất cần đến sự quan tâm, đầu tư trợ giúp nhiều hơn nữa đồng thời các nhà quản lý trong công tác chỉ đạo tiếp tục có giải pháp hữu hiệu, phù hợp với từng địa bàn, đặc biệt là vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn như Trung Sơn, Thu Cúc nơi duy nhất có hai bản Mông sinh sống ở Phú Thọ.
Ông Hà Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thu Cúc cho biết ngoài việc phát triển kinh tế chung của toàn xã thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu, then chốt để phát triển kinh tế toàn diện là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại bản Mỹ Á, tiến tới xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi để đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới.
Địa phương đã và đang từng bước thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội như hỗ trợ kỹ thuật canh tác trên nền đất dốc; đưa các loại giống có năng suất cao, chịu hạn và có thời gian sinh trưởng ngắn ngày vào thâm canh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời đảm bảo bảo lương thực, ổn định đời sống.
Bên cạnh đó, xã tập trung khai thác triệt để các công trình thụ hưởng từ các chương trình của Chính phủ như chương trình 134, 135 trong việc đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi; hỗ trợ đất đai, nhà ở; các công trình điện, đường, trường trạm... nhằm nâng cao đời sống sinh hoạt của các hộ dân nơi đây...
Mới đây, một dự án đường giao thông nông thôn có trải nhựa nối quốc lộ 32C qua bản Mường Liên Chung đến bản Mông Mỹ Á, vòng qua bản Dao, bản Mường ở xóm Quẽ, xóm Cón rồi về trung tâm xã dài 13,7km với tổng kinh phí lên tới 99 tỷ đồng đã được khởi công sẽ giúp các mặt hàng nông sản của bản Mông được giao lưu với thị trường, những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống cũng chảy từ ngoài Thu Cúc hay Tân Phú vào với Mỹ Á, giúp đời sống bà con vùng cao dễ dàng hơn...
Cũng theo ông Đình Văn Lúa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Trung Sơn, bao đời nay, người dân Trung Sơn vẫn quen sống dựa vào các sản vật kiếm từ rừng. Tập quán phát nương làm rẫy truyền từ đời này qua đời khác nhưng hiện nay, tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt.
Thêm vào đó, do xa trung tâm huyện, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ khó phát triển. Muốn người dân nâng cao chất lượng cuộc sống chỉ có thể dựa vào kinh tế đồi rừng. Nhưng đến nay, số lượng các hộ dân Trung Sơn được giao đất, giao rừng, có cuộc sống khá giả từ kinh tế đồi rừng vẫn chưa nhiều vì thế trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Trung Sơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, trong năm vừa qua, cùng với việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới, thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý cấp xã và lập đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, nội dung quan trọng nhất Trung Sơn hoàn thành là Quy hoạch tổng thể đã được Ủy ban Nhân dân huyện quyết định phê duyệt. Ngoài ra, 18 tiêu chí còn lại vẫn đang được chính quyền và nhân dân địa phương tiếp tục phấn đấu"...
Chia tay các bản Mông ở Phú Thọ khi sương đang xuống dần, sau lưng chúng tôi vẫn vang vọng tiếng đọc bài của học trò hòa với tiếng suối chảy róc rách. Trong tiết trời lạnh giá, chúng tôi vẫn cảm nhận sự sống ấm no, hạnh phúc đang lan tỏa khắp các bản. Một mùa Xuân ấm áp đang tràn ngập khắp bản như tín hiệu cho sự đổi thay của cuộc sống đồng bào Mông nơi lưng núi ở Phú Thọ./.
Tạ Văn Toàn (TTXVN)