Theo Nhà hát Tuổi trẻ ngày 22/9, trong tháng Chín này, Nhà hát sẽ dàn dựng hai vở kịch “Mùa yêu đương” của nhà văn Nguyễn Quang Lập và “Nhà Ôsin” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Hai vở kịch sẽ lần lượt ra mắt khán giả Thủ đô vào tháng 10 và tháng 11 năm nay nhằm hướng tới kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam.
“Mùa yêu đương” là vở kịch tâm lý xã hội do đạo diễn nghệ sỹ Ưu tú Anh Tú dàn dựng cho Đoàn kịch I biểu diễn. Vở diễn xoay quanh mối quan hệ của ba nhân vật chính là Thảo, Cường và người kéo đàn cò; với những câu chuyện tình đầy bão tố, éo le ngang trái, vượt lên trên những chuẩn mực thông thường và hậu quả bi đát của lối sống nhục dục buông thả đang ngày càng bắt gặp nhiều hơn trong xã hội hiện đại…
Với lối dàn dựng hiện đại, tình tiết bất ngờ, lôi cuốn, phong phú về thủ pháp và nhiều nét phá cách đặc trưng của Ưu tú Anh Tú, vở “Mùa yêu đương” sẽ mang lại sự hấp dẫn cho công chúng. Trước vở “Mùa yêu đương,” Ưu tú Anh Tú đã dựng vở “Mùa hạ cay đắng” của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Vở diễn đã giành được hai huy chương vàng và ba huy chương bạc trong “Liên hoan Sân khấu Kịch chuyên nghiệp Toàn quốc 2012” vừa qua tại Huế.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết kịch bản “Nhà Ôsin” từ năm 2008 và tên vở kịch cũng được chọn làm tên chủ đề cho tập kịch bản văn học của ông, xuất bản năm 2010. Vốn rất quen thuộc với các tác phẩm đề cập đến những vấn đề trong gia đình, “Nhà Ôsin” kể về cuộc sống không hề êm ả trong một gia đình giàu có ở thành thị. Chủ nhà là một đại tá về hưu, quây quần xung quanh là đội ngũ “ôsin” đông đảo. Câu chuyện hiện lên qua góc nhìn của Thủy Trần, một người khách lạ không ai đón chào…
Vở diễn do Nghệ sỹ Nhân dân Lê Khanh - một “đạo diễn mới” của sân khấu kịch phía Bắc dàn dựng. Công chúng đã rất quen thuộc với chị trong vai trò một diễn viên nhưng ít người biết, chị cũng là một đạo diễn tâm huyết với nghệ thuật sân khấu.
Với kinh nghiệm diễn xuất lâu năm, nhãn quan thẩm mỹ rất riêng cùng trực giác tinh tế của một nữ nghệ sỹ khao khát có trải nghiệm mới đã giúp Nghệ sỹ Nhân dân Lê Khanh gặt hái được thành công khi dàn dựng vở kịch đầu tay “Từ thiên đường đi về phía Bắc 3km”…
Nguyễn Huy Thiệp là cây bút được công chúng yêu mến và hâm mộ. Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của ông đã được chuyển thể thành phim như “Tướng về hưu,” “Những người thợ xẻ,” “Thương nhớ đồng quê”… và những vở kịch như “Sang sông,” “Nhà có năm anh em trai.”
Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá là gần gũi đời thường, mang giá trị nhân văn sâu sắc, tính thẩm mỹ cao nhưng cũng không kém phần gai góc, dữ dội, phản ánh những vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện nay…/.
Hai vở kịch sẽ lần lượt ra mắt khán giả Thủ đô vào tháng 10 và tháng 11 năm nay nhằm hướng tới kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam.
“Mùa yêu đương” là vở kịch tâm lý xã hội do đạo diễn nghệ sỹ Ưu tú Anh Tú dàn dựng cho Đoàn kịch I biểu diễn. Vở diễn xoay quanh mối quan hệ của ba nhân vật chính là Thảo, Cường và người kéo đàn cò; với những câu chuyện tình đầy bão tố, éo le ngang trái, vượt lên trên những chuẩn mực thông thường và hậu quả bi đát của lối sống nhục dục buông thả đang ngày càng bắt gặp nhiều hơn trong xã hội hiện đại…
Với lối dàn dựng hiện đại, tình tiết bất ngờ, lôi cuốn, phong phú về thủ pháp và nhiều nét phá cách đặc trưng của Ưu tú Anh Tú, vở “Mùa yêu đương” sẽ mang lại sự hấp dẫn cho công chúng. Trước vở “Mùa yêu đương,” Ưu tú Anh Tú đã dựng vở “Mùa hạ cay đắng” của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Vở diễn đã giành được hai huy chương vàng và ba huy chương bạc trong “Liên hoan Sân khấu Kịch chuyên nghiệp Toàn quốc 2012” vừa qua tại Huế.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết kịch bản “Nhà Ôsin” từ năm 2008 và tên vở kịch cũng được chọn làm tên chủ đề cho tập kịch bản văn học của ông, xuất bản năm 2010. Vốn rất quen thuộc với các tác phẩm đề cập đến những vấn đề trong gia đình, “Nhà Ôsin” kể về cuộc sống không hề êm ả trong một gia đình giàu có ở thành thị. Chủ nhà là một đại tá về hưu, quây quần xung quanh là đội ngũ “ôsin” đông đảo. Câu chuyện hiện lên qua góc nhìn của Thủy Trần, một người khách lạ không ai đón chào…
Vở diễn do Nghệ sỹ Nhân dân Lê Khanh - một “đạo diễn mới” của sân khấu kịch phía Bắc dàn dựng. Công chúng đã rất quen thuộc với chị trong vai trò một diễn viên nhưng ít người biết, chị cũng là một đạo diễn tâm huyết với nghệ thuật sân khấu.
Với kinh nghiệm diễn xuất lâu năm, nhãn quan thẩm mỹ rất riêng cùng trực giác tinh tế của một nữ nghệ sỹ khao khát có trải nghiệm mới đã giúp Nghệ sỹ Nhân dân Lê Khanh gặt hái được thành công khi dàn dựng vở kịch đầu tay “Từ thiên đường đi về phía Bắc 3km”…
Nguyễn Huy Thiệp là cây bút được công chúng yêu mến và hâm mộ. Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của ông đã được chuyển thể thành phim như “Tướng về hưu,” “Những người thợ xẻ,” “Thương nhớ đồng quê”… và những vở kịch như “Sang sông,” “Nhà có năm anh em trai.”
Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá là gần gũi đời thường, mang giá trị nhân văn sâu sắc, tính thẩm mỹ cao nhưng cũng không kém phần gai góc, dữ dội, phản ánh những vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện nay…/.
Thanh Giang (TTXVN)