Theo Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản, năm 2015, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD, theo đó, sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt hơn 1,6 triệu tấn; năm 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt tám tỷ USD, theo đó, sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt 1,9 triệu tấn.
Để đạt được những mục tiêu đó, theo bà Trần thị Dung, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quy hoạch Thủy sản, nhà nước cần ưu tiên bố trí nguồn vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến để họ đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản, xây dựng kho lạnh sản xuất và thương mại.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần ưu tiên dành quỹ đất, trung ương cấp 30% vốn ngân sách để xây dựng hạ tầng chợ thủy sản đầu mối quốc gia.
Ngoài ra, Hiệp hội Chế biến thủy sản cần căn cứ vào quy hoạch, phối hợp với các doanh nghiệp chế biến lập dự án đầu tư tính toán, xem xét đầy đủ các yêu cầu về quy mô công suất, đảm bảo cân đối cung cầu nguyên liệu và thị trường tiệu thụ thủy sản; chú trọng các yếu tố phát triển bền vững từ nuôi trồng, khai thác, chế biến tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của các cở sở chế biến.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám tại hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 diễn ra ngày 16/11 cho biết, hiện nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 160 quốc gia, đứng vào tốp 10 nước xuất khẩu thủy sản đầu hàng thế giới.
Năm 2009, cả nước có 396 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó, có 284 doanh nghiệp với 356 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh với công suất thiết bị cấp đông đạt 7.870 tấn/ngày đêm, số doanh nghiệp tăng bình quân 4,3%/năm trong khi công suất thiết bị cấp đông tăng bình quân 12%/năm.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng trên, ngành công nghiệp chế biến còn những tồn tại như còn thiếu quy hoạch; công nghệ, trang thiết bị máy móc chế biến nông lâm thủy sản phần lớn là cũ và lạc hậu, các dây chuyền công nghệ sản xuất mới còn ít; chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường; công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập.
Thứ trưởng Tám nhấn mạnh, để phát triển bền vững, ngành thủy sản có một quy hoạch phát triển chế biến trên cơ sở tiến hành điều tra đầy đủ các số liệu về nguồn cung cấp nguyên liệu, hiện trạng phát triển chế biến thủy sản, nghiên cứu đánh giá thị trường, dự báo các điều kiện phát triển trong thời gian tới./.
Để đạt được những mục tiêu đó, theo bà Trần thị Dung, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quy hoạch Thủy sản, nhà nước cần ưu tiên bố trí nguồn vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến để họ đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản, xây dựng kho lạnh sản xuất và thương mại.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần ưu tiên dành quỹ đất, trung ương cấp 30% vốn ngân sách để xây dựng hạ tầng chợ thủy sản đầu mối quốc gia.
Ngoài ra, Hiệp hội Chế biến thủy sản cần căn cứ vào quy hoạch, phối hợp với các doanh nghiệp chế biến lập dự án đầu tư tính toán, xem xét đầy đủ các yêu cầu về quy mô công suất, đảm bảo cân đối cung cầu nguyên liệu và thị trường tiệu thụ thủy sản; chú trọng các yếu tố phát triển bền vững từ nuôi trồng, khai thác, chế biến tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của các cở sở chế biến.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám tại hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 diễn ra ngày 16/11 cho biết, hiện nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 160 quốc gia, đứng vào tốp 10 nước xuất khẩu thủy sản đầu hàng thế giới.
Năm 2009, cả nước có 396 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó, có 284 doanh nghiệp với 356 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh với công suất thiết bị cấp đông đạt 7.870 tấn/ngày đêm, số doanh nghiệp tăng bình quân 4,3%/năm trong khi công suất thiết bị cấp đông tăng bình quân 12%/năm.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng trên, ngành công nghiệp chế biến còn những tồn tại như còn thiếu quy hoạch; công nghệ, trang thiết bị máy móc chế biến nông lâm thủy sản phần lớn là cũ và lạc hậu, các dây chuyền công nghệ sản xuất mới còn ít; chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường; công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập.
Thứ trưởng Tám nhấn mạnh, để phát triển bền vững, ngành thủy sản có một quy hoạch phát triển chế biến trên cơ sở tiến hành điều tra đầy đủ các số liệu về nguồn cung cấp nguyên liệu, hiện trạng phát triển chế biến thủy sản, nghiên cứu đánh giá thị trường, dự báo các điều kiện phát triển trong thời gian tới./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)