Việc bắt đầu triển khai Nghị định 71 từ ngày hôm nay (10/11), mà theo đó, những trường hợp không thực hiện chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới sẽ bị xử phạt từ 6-10 triệu đồng/xe đối với ôtô, 1 triệu đồng với xe máy, đang khiến nhiều người điều khiển phương tiện không phải là chủ xe nơm nớp lo sợ chiếc xe trở thành gánh nặng nếu bị phạt.
Nhiều chủ xe chưa biết Nghị định mới
Trao đổi với đại diện một số đội Cảnh sát giao thông, nhiều trường hợp vi phạm trong ngày 10/11 khi bị xử phạt đều không hề hay biết về nghị định mới. Vì vậy, các trường hợp vi phạm đều giật mình vì mức xử phạt nặng với các “lỗi” dừng đỗ, đi sai làn đường, chạy quá tốc độ…
Theo Đại tá Thắng, Nghị định 71 được ban hành từ giữa tháng 10, Phòng Cảnh sát giao thông đã tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết về sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm.
"Trong những ngày đầu cảnh sát sẽ chủ yếu là nhắc nhở chủ phương tiện vi phạm lỗi nhẹ, sau đó sẽ xử phạt theo đúng quy định. Nhưng với những trường hợp cố tình vượt sai làn, phóng nhanh vượt ẩu… thì chúng tôi sẽ vấn xử lý nghiêm theo Nghị định mới," Đại tá Thắng cho biết.
Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người dân quan tâm nhất trong nghị đinh này vẫn là việc xử phạt người điều khiển xe không chính chủ.
Đỗ chiếc xe trước quán cà phê số 17 đường Phan Bội Châu, anh Phạm Văn Hóa (Thái Bình) vội vàng lao vào bàn tán với nhóm bạn đi cùng rằng, hôm nay, anh đi đường căng thẳng quá do phải dán mắt vào cảnh sát giao thông vì nơm nớp sợ bắt khi đi xe không đứng tên đăng ký của anh.
Mấy ngày qua, đọc thông tin trên báo chí, anh Hóa tá hỏa khi biết được Nghị định mới có xử phạt xe không chính chủ. Vốn dĩ, chiếc xe của anh đang đi làm là của bố để lại. Nhà có 4 người nhưng chỉ có 2 xe nên phải dùng chung. Xe máy chỉ có thể đứng tên 2 người trong gia đình.
“Chiếc xe tôi đang đi đứng tên bố. Nếu bị công an kiểm tra, tôi trình đầy đủ giấy tờ đăng ký xe nhưng không đứng tên tôi, chẳng lẽ lại bị xử phạt?” anh Hóa băn khoăn.
Anh Hóa cũng đặt ra câu hỏi đến cơ quan chức năng: “Để không bị xử phạt chẳng lẽ mỗi lần ra đường đều phải có người đứng tên xe đi cùng?”
Giải thích rõ hơn để người dân hiểu đúng Nghị định mới này, Đại tá Thắng cho rằng, việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ hiện nay là cần thiết nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế cho nhà nước, góp phần giải quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông nhanh chóng.
Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 36/2010/TT-BCA, người dân sau khi mua, bán, cho, tặng phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu. Đối với trường hợp chủ xe đã mất, thì người được thừa kế phải đứng ra chịu trách nhiệm thay chủ xe làm các thủ tục cần thiết.
Đặt câu hỏi trong trường hợp xe mượn của người thân, bạn bè, không phải chủ xe khi bị kiểm tra có bị xử phạt hay không, Đại tá Thắng cho rằng, trong trường hợp mượn xe như: chồng đi xe của vợ, con đi xe của bố mẹ… thì không bị xử phạt. Thậm chí hợp đồng lái thuê cũng không bị xử phạt. Nếu mua, bán, cho tặng không sang tên đổi chủ theo đúng quy định mới thì sẽ tiến hành xử phạt theo quy định.
“Nếu khi kiểm tra giấy tờ thấy người điều khiển phương tiện không chính chủ, bằng nghiệp vụ của mình, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ thẩm tra nếu đúng là vợ chồng (hoặc người thân trong gia đình) thì không bị xử phạt. Còn trong trường hợp cần thiết phải làm rõ buộc phải xác minh thì lực lượng sẽ kiểm tra và có biện pháp tra kiểu ra chính xác chủ là ai, ở đâu,” Đại tá Thắng khẳng định.
Làm rõ tính pháp lý chủ xe
Đề cập vấn đề này, theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, nước ta chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ người đang đi ô tô, xe máy là chủ sở hữu phương tiện nhưng theo điều tra xã hội học thì người đi xe không chính chủ chiếm 45%, đặc biệt xe máy là chủ yếu.
Lý giải cho thực tế này, ông Hiệp cho rằng, hiện nay, vấn nạn mua xe máy không sang tên đổi chủ đã trở thành thói quen nên không ai nghĩ đến việc là chủ sở hữu phương tiện. Ngoài ra, số lượng phương tiện quá nhiều đồng thời người mua xe chưa muốn sang tên đổi chủ vì không muốn nộp thuế quá cao theo quy định hiện hành của Pháp lệnh Phí, Lệ phí trong việc sang tên đổi chủ phương tiện.
Chứng minh cho vấn đề trên, theo ông Hiệp, có nhiều trường hợp xe được chuyển nhượng, mua bán hàng chục lần nên giờ không biết chủ của xe là ai hoặc khi mua xe ôtô mới mức phí khi đăng ký phí sở hữu xe cũng chiếm tới 12% giá trị xe nên nhiều người vẫn không muốn sang tên đổi chủ.
Bên cạnh đó, ông Hiệp cũng bày tỏ quan điểm của việc người điều khiển phương tiện không chính chủ khi bị lực lượng kiểm tra, xử phạt sẽ phải chứng minh tính pháp lý của xe như xe đó là đi mượn hay là mua lại hoặc xe của bạn bè, người thân nhưng phải có giấy tờ đăng ký của chủ xe thì sẽ không bị xử phạt.
“Chưa xác định được rõ ràng chủ sở hữu phương tiện thì chưa thể xử phạt được. Lực lượng chức năng khi tiến hành xử phạt cũng phải xác định chủ phương tiện xe đó là ai, xe đó không phải xe không có chủ sở hữu hay không?” ông Hiệp đặt ra câu hỏi.
Để giải quyết tình trạng xe không chính chủ, ông Hiệp cho biết: “Ủy ban An toàn giao thông đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đưa mức phí sang tên đổi chủ xuống thấp nhất vì mức phí hiện nay là quá cao. Trên thực tế phí chuyển nhượng chủ xe không phải là nguồn thu mà chỉ là dịch vụ.”
“Nếu đưa ra mức phí hợp lý và quy định một thời gian nhất định để khuyến khích người dân thì việc sang tên đổi chủ xe ở Việt Nam sẽ được cải thiện," theo ông Hiệp.
Trao đổi với đại diện một số đội Cảnh sát giao thông, nhiều trường hợp vi phạm trong ngày 10/11 khi bị xử phạt đều không hề hay biết về nghị định mới. Vì vậy, các trường hợp vi phạm đều giật mình vì mức xử phạt nặng với các “lỗi” dừng đỗ, đi sai làn đường, chạy quá tốc độ…
Theo Đại tá Thắng, Nghị định 71 được ban hành từ giữa tháng 10, Phòng Cảnh sát giao thông đã tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết về sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm.
"Trong những ngày đầu cảnh sát sẽ chủ yếu là nhắc nhở chủ phương tiện vi phạm lỗi nhẹ, sau đó sẽ xử phạt theo đúng quy định. Nhưng với những trường hợp cố tình vượt sai làn, phóng nhanh vượt ẩu… thì chúng tôi sẽ vấn xử lý nghiêm theo Nghị định mới," Đại tá Thắng cho biết.
Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người dân quan tâm nhất trong nghị đinh này vẫn là việc xử phạt người điều khiển xe không chính chủ.
Đỗ chiếc xe trước quán cà phê số 17 đường Phan Bội Châu, anh Phạm Văn Hóa (Thái Bình) vội vàng lao vào bàn tán với nhóm bạn đi cùng rằng, hôm nay, anh đi đường căng thẳng quá do phải dán mắt vào cảnh sát giao thông vì nơm nớp sợ bắt khi đi xe không đứng tên đăng ký của anh.
Mấy ngày qua, đọc thông tin trên báo chí, anh Hóa tá hỏa khi biết được Nghị định mới có xử phạt xe không chính chủ. Vốn dĩ, chiếc xe của anh đang đi làm là của bố để lại. Nhà có 4 người nhưng chỉ có 2 xe nên phải dùng chung. Xe máy chỉ có thể đứng tên 2 người trong gia đình.
“Chiếc xe tôi đang đi đứng tên bố. Nếu bị công an kiểm tra, tôi trình đầy đủ giấy tờ đăng ký xe nhưng không đứng tên tôi, chẳng lẽ lại bị xử phạt?” anh Hóa băn khoăn.
Anh Hóa cũng đặt ra câu hỏi đến cơ quan chức năng: “Để không bị xử phạt chẳng lẽ mỗi lần ra đường đều phải có người đứng tên xe đi cùng?”
Giải thích rõ hơn để người dân hiểu đúng Nghị định mới này, Đại tá Thắng cho rằng, việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ hiện nay là cần thiết nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế cho nhà nước, góp phần giải quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông nhanh chóng.
Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 36/2010/TT-BCA, người dân sau khi mua, bán, cho, tặng phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu. Đối với trường hợp chủ xe đã mất, thì người được thừa kế phải đứng ra chịu trách nhiệm thay chủ xe làm các thủ tục cần thiết.
Đặt câu hỏi trong trường hợp xe mượn của người thân, bạn bè, không phải chủ xe khi bị kiểm tra có bị xử phạt hay không, Đại tá Thắng cho rằng, trong trường hợp mượn xe như: chồng đi xe của vợ, con đi xe của bố mẹ… thì không bị xử phạt. Thậm chí hợp đồng lái thuê cũng không bị xử phạt. Nếu mua, bán, cho tặng không sang tên đổi chủ theo đúng quy định mới thì sẽ tiến hành xử phạt theo quy định.
“Nếu khi kiểm tra giấy tờ thấy người điều khiển phương tiện không chính chủ, bằng nghiệp vụ của mình, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ thẩm tra nếu đúng là vợ chồng (hoặc người thân trong gia đình) thì không bị xử phạt. Còn trong trường hợp cần thiết phải làm rõ buộc phải xác minh thì lực lượng sẽ kiểm tra và có biện pháp tra kiểu ra chính xác chủ là ai, ở đâu,” Đại tá Thắng khẳng định.
Làm rõ tính pháp lý chủ xe
Đề cập vấn đề này, theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, nước ta chưa có số liệu chính xác về tỷ lệ người đang đi ô tô, xe máy là chủ sở hữu phương tiện nhưng theo điều tra xã hội học thì người đi xe không chính chủ chiếm 45%, đặc biệt xe máy là chủ yếu.
Lý giải cho thực tế này, ông Hiệp cho rằng, hiện nay, vấn nạn mua xe máy không sang tên đổi chủ đã trở thành thói quen nên không ai nghĩ đến việc là chủ sở hữu phương tiện. Ngoài ra, số lượng phương tiện quá nhiều đồng thời người mua xe chưa muốn sang tên đổi chủ vì không muốn nộp thuế quá cao theo quy định hiện hành của Pháp lệnh Phí, Lệ phí trong việc sang tên đổi chủ phương tiện.
Chứng minh cho vấn đề trên, theo ông Hiệp, có nhiều trường hợp xe được chuyển nhượng, mua bán hàng chục lần nên giờ không biết chủ của xe là ai hoặc khi mua xe ôtô mới mức phí khi đăng ký phí sở hữu xe cũng chiếm tới 12% giá trị xe nên nhiều người vẫn không muốn sang tên đổi chủ.
Bên cạnh đó, ông Hiệp cũng bày tỏ quan điểm của việc người điều khiển phương tiện không chính chủ khi bị lực lượng kiểm tra, xử phạt sẽ phải chứng minh tính pháp lý của xe như xe đó là đi mượn hay là mua lại hoặc xe của bạn bè, người thân nhưng phải có giấy tờ đăng ký của chủ xe thì sẽ không bị xử phạt.
“Chưa xác định được rõ ràng chủ sở hữu phương tiện thì chưa thể xử phạt được. Lực lượng chức năng khi tiến hành xử phạt cũng phải xác định chủ phương tiện xe đó là ai, xe đó không phải xe không có chủ sở hữu hay không?” ông Hiệp đặt ra câu hỏi.
Để giải quyết tình trạng xe không chính chủ, ông Hiệp cho biết: “Ủy ban An toàn giao thông đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đưa mức phí sang tên đổi chủ xuống thấp nhất vì mức phí hiện nay là quá cao. Trên thực tế phí chuyển nhượng chủ xe không phải là nguồn thu mà chỉ là dịch vụ.”
“Nếu đưa ra mức phí hợp lý và quy định một thời gian nhất định để khuyến khích người dân thì việc sang tên đổi chủ xe ở Việt Nam sẽ được cải thiện," theo ông Hiệp.
Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội, trong ngày 10/11, lực lượng Cảnh sát giao thông đã lập biên bản 357 trường hợp trong đó lỗi vi phạm tốc độ 55 trường hợp, đi sai làn đường 29 trường hợp, không đội mũ bảo hiểm 18 trường hơp, dừng đỗ 52 trường hợp./. |
Việt Hùng (Vietnam+)