Theo hãng tin ANSA ngày 20/4, các nhà khoa học Italy đã tạo ra được một loại muỗi biến đổi gen mà trong tương lai có thể được sử dụng để vô hiệu hóa những loại muỗi mang mầm bệnh sốt rét bằng cách cho chúng lai chéo với nhau.
Phát biểu trên tạp chí Nature, nhà khoa học Andrea Crisanti thuộc Đại học Perugia của Italy và trường Imperial College London của Anh cho biết những con muỗi biến đổi gen này có một enzyme mới được gọi là 'chiếc kéo' mà về mặt lý thuyết có thể cắt ADN ở những điểm chính trong con muỗi gốc, khử hoạt những gen đặc trưng.
Mặc dù lưu ý rằng công trình này chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng ông Crisanti cho biết về mặt nguyên tắc, nó đã cho thấy muỗi biến đổi gen có thể loại bỏ những loại muỗi nguy hiểm trong một môi trường mở. Giai đoạn tiếp theo sẽ là việc tìm cách để muỗi biến đổi gen thực sự có thể điều khiển được enzyme "chiếc kéo."
Trong nghiên cứu trên, hàng trăm con muỗi được cấy ghép protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP), thường được sử dụng trong thí nghiệm để làm cho chúng dễ bị tấn công và dễ theo dõi, được đặt trong lồng với một ít muỗi biến đổi gen với tỷ lệ 90/1. Sau đó, số muỗi nhốt chung này bắt đầu lai chéo với nhau. Trong một khoảng thời gian ngắn, loại muỗi có màu xanh lá cây đã biến mất và thay vào đó là muỗi biến đổi gen.
Theo ông Crisanti, về lý thuyết, cơ chế tương tự có thể có hiệu quả đối với những loại muỗi có hệ thống phòng thủ chưa được hạ thấp./.
Phát biểu trên tạp chí Nature, nhà khoa học Andrea Crisanti thuộc Đại học Perugia của Italy và trường Imperial College London của Anh cho biết những con muỗi biến đổi gen này có một enzyme mới được gọi là 'chiếc kéo' mà về mặt lý thuyết có thể cắt ADN ở những điểm chính trong con muỗi gốc, khử hoạt những gen đặc trưng.
Mặc dù lưu ý rằng công trình này chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng ông Crisanti cho biết về mặt nguyên tắc, nó đã cho thấy muỗi biến đổi gen có thể loại bỏ những loại muỗi nguy hiểm trong một môi trường mở. Giai đoạn tiếp theo sẽ là việc tìm cách để muỗi biến đổi gen thực sự có thể điều khiển được enzyme "chiếc kéo."
Trong nghiên cứu trên, hàng trăm con muỗi được cấy ghép protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP), thường được sử dụng trong thí nghiệm để làm cho chúng dễ bị tấn công và dễ theo dõi, được đặt trong lồng với một ít muỗi biến đổi gen với tỷ lệ 90/1. Sau đó, số muỗi nhốt chung này bắt đầu lai chéo với nhau. Trong một khoảng thời gian ngắn, loại muỗi có màu xanh lá cây đã biến mất và thay vào đó là muỗi biến đổi gen.
Theo ông Crisanti, về lý thuyết, cơ chế tương tự có thể có hiệu quả đối với những loại muỗi có hệ thống phòng thủ chưa được hạ thấp./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)