Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố phán quyết sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với hai sản phẩm tuốcbin điện gió và mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Đối với tuốcbin điện gió, DOC đã khởi xướng điều tra vụ việc theo đơn kiện của Liên minh Thương mại Tuốcbin điện gió Mỹ (Wind Tower Trade Coalition) từ ngày 18/1/2012. Mức thuế sơ bộ DOC xác định đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu tuốcbin điện gió từ Việt Nam là 52,67-59,91%.
Phía Việt Nam, Tập đoàn CS Wind Group là bị đơn bắt buộc, chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ là 52,67%.
Bị đơn bắt buộc khác là Công ty trách nhiệm hữu hạn Vina-Halla Heavy Industries phải chịu mức thuế suất toàn quốc là 59,91% do không trả lời các bản câu hỏi của DOC và không chứng minh đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất riêng rẽ, không cung cấp các thông tin DOC yêu cầu theo đúng thời hạn, cản trở quá trình điều tra, không nộp tài liệu chứng minh công ty này gặp khó khăn trong việc cung cấp thông tin được yêu cầu, cũng như không yêu cầu việc được phép nộp thông tin dưới dạng thay thế.
Đối với mặt hàng mắc áo thép, theo đơn kiện của Công ty M&B Metal Products; Công ty mắc áo Innovative Fabrication Indy và Công ty mắc áo Mỹ, DOC tiến hành điều tra sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam và Đài Loan theo các mã HS 7323.99.9060; 7323.99.9080; 7326.20.0020.
Ngày 30/5/2012, DOC kết luận sơ bộ khẳng định có trợ cấp trong cuộc điều tra chống trợ cấp (CVD) sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam. DOC sơ bộ kết luận rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nhận được các khoản trợ cấp có thể đối kháng từ 11,03% đến 21,25%. Vì vậy, DOC áp mức thuế sơ bộ cho mặt hàng mắc áo thép của Việt Nam từ 135,81 đến 187,51%, trong khi Đài Loan chỉ phải chịu mức 69,98-125,43%.
Bị đơn bắt buộc của Việt Nam là Tập đoàn TJ chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ là 135,81%. Tổng công ty cổ phần xuất khẩu Đông Nam Á Hamico là bị đơn bắt buộc thứ hai, sẽ bị áp mức thuế suất toàn quốc theo mức thông tin sẵn có bất lợi là 187,51%.
Ba nhà xuất khẩu khác trong vụ kiện do có đủ điều kiện hưởng mức thuế suất riêng rẽ nên được hưởng mức 135,81%. Còn lại, tất cả các doanh nghiệp khác từ Việt Nam đều phải chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ là 187,51%.
Theo số liệu từ cơ quan quản lý nhập khẩu Mỹ, trong 3 năm từ 2009 đến hết năm 2011, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam tổng giá trị gần 200 triệu USD đối với sản phẩm tuốcbin gió và gần 80,5 triệu USD đối với sản phẩm mắc áo thép.
Căn cứ phán quyết sơ bộ này, DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) yêu cầu ký quỹ bằng tiền mặt đối với các nhà nhập khẩu các sản phẩm trên từ Việt Nam. Dự kiến, giữa tháng 8/2012, DOC sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ xác nhận lại thông tin trong các bản trả lời của bị đơn bắt buộc, và ban hành quyết định cuối cùng đối với Việt Nam vào tháng 12/2012./.
Đối với tuốcbin điện gió, DOC đã khởi xướng điều tra vụ việc theo đơn kiện của Liên minh Thương mại Tuốcbin điện gió Mỹ (Wind Tower Trade Coalition) từ ngày 18/1/2012. Mức thuế sơ bộ DOC xác định đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu tuốcbin điện gió từ Việt Nam là 52,67-59,91%.
Phía Việt Nam, Tập đoàn CS Wind Group là bị đơn bắt buộc, chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ là 52,67%.
Bị đơn bắt buộc khác là Công ty trách nhiệm hữu hạn Vina-Halla Heavy Industries phải chịu mức thuế suất toàn quốc là 59,91% do không trả lời các bản câu hỏi của DOC và không chứng minh đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất riêng rẽ, không cung cấp các thông tin DOC yêu cầu theo đúng thời hạn, cản trở quá trình điều tra, không nộp tài liệu chứng minh công ty này gặp khó khăn trong việc cung cấp thông tin được yêu cầu, cũng như không yêu cầu việc được phép nộp thông tin dưới dạng thay thế.
Đối với mặt hàng mắc áo thép, theo đơn kiện của Công ty M&B Metal Products; Công ty mắc áo Innovative Fabrication Indy và Công ty mắc áo Mỹ, DOC tiến hành điều tra sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam và Đài Loan theo các mã HS 7323.99.9060; 7323.99.9080; 7326.20.0020.
Ngày 30/5/2012, DOC kết luận sơ bộ khẳng định có trợ cấp trong cuộc điều tra chống trợ cấp (CVD) sản phẩm mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam. DOC sơ bộ kết luận rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nhận được các khoản trợ cấp có thể đối kháng từ 11,03% đến 21,25%. Vì vậy, DOC áp mức thuế sơ bộ cho mặt hàng mắc áo thép của Việt Nam từ 135,81 đến 187,51%, trong khi Đài Loan chỉ phải chịu mức 69,98-125,43%.
Bị đơn bắt buộc của Việt Nam là Tập đoàn TJ chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ là 135,81%. Tổng công ty cổ phần xuất khẩu Đông Nam Á Hamico là bị đơn bắt buộc thứ hai, sẽ bị áp mức thuế suất toàn quốc theo mức thông tin sẵn có bất lợi là 187,51%.
Ba nhà xuất khẩu khác trong vụ kiện do có đủ điều kiện hưởng mức thuế suất riêng rẽ nên được hưởng mức 135,81%. Còn lại, tất cả các doanh nghiệp khác từ Việt Nam đều phải chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ là 187,51%.
Theo số liệu từ cơ quan quản lý nhập khẩu Mỹ, trong 3 năm từ 2009 đến hết năm 2011, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam tổng giá trị gần 200 triệu USD đối với sản phẩm tuốcbin gió và gần 80,5 triệu USD đối với sản phẩm mắc áo thép.
Căn cứ phán quyết sơ bộ này, DOC sẽ hướng dẫn Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) yêu cầu ký quỹ bằng tiền mặt đối với các nhà nhập khẩu các sản phẩm trên từ Việt Nam. Dự kiến, giữa tháng 8/2012, DOC sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ xác nhận lại thông tin trong các bản trả lời của bị đơn bắt buộc, và ban hành quyết định cuối cùng đối với Việt Nam vào tháng 12/2012./.
PV (TTXVN)