Mặc dù mức thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong tháng Năm vừa qua tăng thêm 139 tỷ USD, song giới chức Nhà Trắng khẳng định điều này không ảnh hưởng tới mục tiêu của chính quyền lần đầu tiên kể từ năm 2008 giảm mức thâm hụt ngân sách trong một tài khóa xuống dưới 1.000 tỷ USD.
Theo số liệu công bố ngày 12/6 của Bộ Tài chính Mỹ, với mức gia tăng thâm hụt ngân sách của tháng vừa qua, tổng thâm hụt ngân sách liên bang trong 8 tháng đầu năm nay là 626 tỷ USD, thấp hơn 218 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia tính toán thâm hụt ngân sách sẽ không tăng mạnh trong thời gian còn lại của tài khóa hiện nay (sẽ kết thúc vào ngày 30/9 tới) và có thể mức thâm hụt của cả năm tài chính sẽ là 642 tỷ USD, thấp hơn mức thâm hụt 1.090 tỷ USD của tài khóa năm ngoái.
Đây sẽ là mức thâm hụt ngân sách thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, song vẫn sẽ là mức thâm hụt lớn thứ năm trong lịch sử Mỹ.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết kinh tế tăng trưởng ổn định, thuế cao đã tạo ra nguồn thu ổn định cho chính phủ, trong khi chi tiêu của các ban, ngành đã được hạn chế đáng kể. Đây là những nhân tố khiến ngân sách liên bang được cải thiện.
Liên quan tới vấn đề ngân sách, phóng viên TTXVN tại Washington ngày 12/6 cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình Quốc hội báo cáo cụ thể về các tác động tiêu cực của việc cắt giảm 37 tỷ USD có hiệu lực tới ngày 30/9 tới theo kế hoạch cắt giảm ngân sách tự động.
Báo cáo liệt kê số tiền mà Quốc hội phân bổ cho 2.500 chương trình, dự án và các hoạt động lấy tiền từ ngân sách của Lầu Năm Góc, đồng thời chỉ rõ mức độ cắt giảm của từng nội dung theo chương trình cắt giảm chi tiêu tự động có hiệu lực từ ngày 1/3 vừa qua.
Theo đó, khoản kinh phí 2,5 tỷ USD dành cho không quân để mua 19 máy bay phản lực F-35 từ tập đoàn Lockheed Martin bị cắt giảm 503 triệu USD. Tương tự, khoản tiền 808 triệu USD mua bốn máy bay F-35 dùng cho tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã bị cắt giảm 157 triệu USD.
Khoản kinh phí 1 tỷ USD mua sáu máy bay chiến đấu của Thủy quân lục chiến cũng bị cắt giảm 146 triệu USD. Khoản ngân sách 1,3 tỷ USD dành cho Hải quân để mua 18 máy bay V-22 Osprey từ hãng Boeing, Bell Helicopter Textron bị cắt giảm 18 triệu USD.
82 triệu USD dành cho lực lượng Không quân để mua 717 tên lửa dẫn đường bằng laser của hãng Lockheed Hellfire bị cắt giảm 313.000 USD. Trong lĩnh vực đóng tàu, khoản ngân sách 1,74 tỷ USD đã được Quốc hội phê chuẩn để đóng các tàu chiến cận bờ bị cắt giảm 43,6 triệu USD.
Ông John Roth, phó Trưởng ban phụ trách các chương trình và ngân sách của Lầu Năm Góc, cho biết mặc dù báo cáo này không nói rõ về số lượng vũ khí bị cắt giảm trong mỗi chương trình, song các công ty quốc phòng có thể sử dụng báo cáo này để xác định chương trình cụ thể nào được phân bổ ngân sách của năm tài chính 2013./.
Theo số liệu công bố ngày 12/6 của Bộ Tài chính Mỹ, với mức gia tăng thâm hụt ngân sách của tháng vừa qua, tổng thâm hụt ngân sách liên bang trong 8 tháng đầu năm nay là 626 tỷ USD, thấp hơn 218 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia tính toán thâm hụt ngân sách sẽ không tăng mạnh trong thời gian còn lại của tài khóa hiện nay (sẽ kết thúc vào ngày 30/9 tới) và có thể mức thâm hụt của cả năm tài chính sẽ là 642 tỷ USD, thấp hơn mức thâm hụt 1.090 tỷ USD của tài khóa năm ngoái.
Đây sẽ là mức thâm hụt ngân sách thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, song vẫn sẽ là mức thâm hụt lớn thứ năm trong lịch sử Mỹ.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết kinh tế tăng trưởng ổn định, thuế cao đã tạo ra nguồn thu ổn định cho chính phủ, trong khi chi tiêu của các ban, ngành đã được hạn chế đáng kể. Đây là những nhân tố khiến ngân sách liên bang được cải thiện.
Liên quan tới vấn đề ngân sách, phóng viên TTXVN tại Washington ngày 12/6 cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình Quốc hội báo cáo cụ thể về các tác động tiêu cực của việc cắt giảm 37 tỷ USD có hiệu lực tới ngày 30/9 tới theo kế hoạch cắt giảm ngân sách tự động.
Báo cáo liệt kê số tiền mà Quốc hội phân bổ cho 2.500 chương trình, dự án và các hoạt động lấy tiền từ ngân sách của Lầu Năm Góc, đồng thời chỉ rõ mức độ cắt giảm của từng nội dung theo chương trình cắt giảm chi tiêu tự động có hiệu lực từ ngày 1/3 vừa qua.
Theo đó, khoản kinh phí 2,5 tỷ USD dành cho không quân để mua 19 máy bay phản lực F-35 từ tập đoàn Lockheed Martin bị cắt giảm 503 triệu USD. Tương tự, khoản tiền 808 triệu USD mua bốn máy bay F-35 dùng cho tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã bị cắt giảm 157 triệu USD.
Khoản kinh phí 1 tỷ USD mua sáu máy bay chiến đấu của Thủy quân lục chiến cũng bị cắt giảm 146 triệu USD. Khoản ngân sách 1,3 tỷ USD dành cho Hải quân để mua 18 máy bay V-22 Osprey từ hãng Boeing, Bell Helicopter Textron bị cắt giảm 18 triệu USD.
82 triệu USD dành cho lực lượng Không quân để mua 717 tên lửa dẫn đường bằng laser của hãng Lockheed Hellfire bị cắt giảm 313.000 USD. Trong lĩnh vực đóng tàu, khoản ngân sách 1,74 tỷ USD đã được Quốc hội phê chuẩn để đóng các tàu chiến cận bờ bị cắt giảm 43,6 triệu USD.
Ông John Roth, phó Trưởng ban phụ trách các chương trình và ngân sách của Lầu Năm Góc, cho biết mặc dù báo cáo này không nói rõ về số lượng vũ khí bị cắt giảm trong mỗi chương trình, song các công ty quốc phòng có thể sử dụng báo cáo này để xác định chương trình cụ thể nào được phân bổ ngân sách của năm tài chính 2013./.
(TTXVN)