Mỹ có thể kiềm chế được sự nổi lên của Trung Quốc hay không?

Liệu chính trị sức mạnh có thể kiềm chế được sự nổi lên của Trung Quốc và vô hiệu hóa được cam kết của Trung Quốc đối với việc hợp nhất liên khu vực và toàn cầu hóa hay không?
Mỹ có thể kiềm chế được sự nổi lên của Trung Quốc hay không? ảnh 1(Nguồn: AP)

Liệu chính trị sử dụng sức mạnh có thể bù đắp cho những nguyên lý cơ bản ngày càng trở nên mong manh của một nền kinh tế Mỹ thiếu hụt tiết kiệm, nền kinh tế đang tiếp tục chiếm một phần không cân xứng trong chi tiêu quân sự toàn cầu hay không?

Liệu chính trị sức mạnh có thể kiềm chế được sự nổi lên của Trung Quốc và vô hiệu hóa được cam kết của Trung Quốc đối với việc hợp nhất liên khu vực và toàn cầu hóa hay không?

Stephen S. Roach, giảng viên Đại học Yale University và là cựu Chủ tịch Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley Asia, tác giả cuốn sách "Unbalanced: The Codependency of America and China" (Tình trạng không cân bằng: Sự đồng phụ thuộc giữa Mỹ và Trung Quốc) đặt ra hai câu hỏi này trong bài viết "Khi chính trị vượt lên trên kinh tế."

Bản dịch bài viết được đăng tải độc quyền trên VietnamPlus, thông qua dự án Project Syndicate.

Quan điểm trong bài là của tác giả.

Cứ mỗi ngày qua đi, một điều trở nên rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ ít quan tâm đến kinh tế mà lại quan tâm nhiều hơn đến việc thực hiện sức mạnh chính trị một cách một cách đầy quyết đoán.

Đây rõ ràng là một nguồn gây thất vọng to lớn cho những ai đang làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học kinh tế. Nhưng vào lúc này, lời phán quyết có được là hoàn toàn hiển nhiên: Trump và êkíp của ông tiếp tục làm nổi bật tính đúng đắn của hầu như mọi nguyên tắc của kinh tế học truyền thống.

Chính sách thương mại là một ví dụ minh họa một cách hết sức rõ ràng và thực chất. Không chịu đánh giá cao mối liên hệ đã được thời gian kiểm chứng giữa thâm hụt thương mại với tình trạng mất cân bằng đầu tư và tiết kiệm của kinh tế vĩ mô, Tổng thống Trump tiếp tục bám vào các giải pháp tay đôi để giải quyết một vấn đề đa phương - trên thực tế, đổ cho Trung Quốc chịu trách nhiệm chính cho tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ với 102 quốc gia.

Tương tự như vậy, việc ông từ chối ký thông cáo chung của nhóm G7 gần đây có nguồn gốc sâu xa từ lời rêu rao cho rằng nước Mỹ hiện giống như một "con heo đất tiết kiệm tiền mà mọi người đang rút trộm" thông qua những hành vi thương mại không công bằng.

Tuy nhiên, heo đất là được dùng để tiền tiết kiệm, và trong quý đầu của năm nay, tỷ lệ tiết kiệm trong nước của Mỹ chỉ đạt 1,5% thu nhập quốc gia. Không hề có nhiều tiền cho việc rút trộm ở đây!

Điều tương tự cũng có thể được áp dụng đối với chính sách tài chính. Việc ông Trump cắt giảm thuế dẫn đến thâm hụt tăng vọt cũng như gia tăng chi tiêu của chính phủ không đem lại điều gì cho một nền kinh tế đang tiếp cận điểm cao nhất của chu kỳ kinh tế với một tỷ lệ thất nghiệp là 3,8%. Hơn nữa, các vòng phản hồi thông qua kênh tiết kiệm chỉ làm trầm trọng thêm chính những vấn đề thương mại mà ông Trump rêu rao là sẽ tìm cách giải quyết.

Với việc Văn phòng Ngân sách của Quốc hội dự kiến mức thâm hụt ngân sách liên bang sẽ đạt mức trung bình 4,2% GDP từ nay đến năm 2023, tiết kiệm nội địa sẽ chịu thêm nhiều sức ép, tiếp nhiên liệu cho việc gia tăng nhu cầu đối với tiết kiệm thặng dư từ nước ngoài và thậm chí cả những mức thâm hụt thương mại lớn hơn nữa chỉ để lấp khoảng trống được tạo ra. Tuy nhiên, ông Trump lại tăng tiền đặt cược vào việc đánh thuế - trên thực tế, là làm hại chính những gì đang nuôi dưỡng nền kinh tế Mỹ.

Như vậy những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm không liên quan gì đến kinh tế - hay ít nhất không phải là kinh tế học như phần lớn các học giả, các nhà lãnh đạo chính trị, và các công dân biết đến.

Chắc chắn một điều là ông Trump đã vội vàng sử dụng một số lý thuyết đột biến ngoài lề của kinh tế học - ví dụ như những luận điểm về việc phác thảo giải pháp nhanh chóng theo hướng kinh tế trọng cung khét tiếng của Arthur Laffer - nhưng lại không sử dụng những lý thuyết đã đứng vững trước thử thách của thời gian và được chứng minh một cách chặt chẽ bằng thực nghiệm.

Tuy nhiên, tại sao chỉ nêu mặt kinh tế ra ở đây? Có thể thấy cũng có những phàn nàn tương tự về cách nhìn nhận của Trump về các vấn đề như biến đổi khí hậu, nhập cư, chính sách đối ngoại, hay thậm chí vấn đề kiểm soát súng. Đây là chính trị sử dụng sức mạnh được đặt lên trên việc hoạch định chính sách dựa trên thực tế.

Điều này hoàn toàn không có gì làm mọi người ngạc nhiên. Cuộc chiến của ông Trump với Trung Quốc chỉ đơn thuần làm nổi bật hơn thái độ hăm hở của ông - được nêu rõ ngay từ đầu - trong việc sử dụng kinh tế như một cái gì đói làm nền cho ông trong nỗ lực "Biến nước Mỹ vĩ đại trở lại" của mình.

Trái ngược với những lời lẽ đe dọa ầm ĩ của ông xung quanh những mức thâm hụt thương mại không công bằng, thách thức thực sự của Trung Quốc đối với Mỹ không liên quan nhiều đến kinh tế mà liên quan nhiều hơn đến cuộc chạy đua giành ưu thế về công nghệ và quân sự.

Quả thực, vị trí lãnh đạo về địa chính trị hiện không rõ thuộc về bên nào. Kế hoạch về cơ sở hạ tầng khổng lồ xuyên châu Á của Trung Quốc, hay Sáng kiến Vành đai và Con đường, cùng với hành vi của nước này ở Biển Đông, đang đặt ra những mối đe dọa đối với vai trò thống soái của Mỹ lớn hơn nhiều so với vấn đề quan hệ tay đôi nằm trong tổng thể một mức thâm hụt thương mại đa phương ngày càng lớn.

Đồng thời, những nỗ lực gần đây của Trung Quốc trong việc xây dựng những thể chế theo một mô hình thiết kế tài chính thay thế - đi đầu là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á và Ngân hàng Phát triển Mới (BRICS) - là hoàn toàn trái ngược với một nước Mỹ ngày càng hướng nội.

Người ta đã viết nhiều về con đường lịch sử của các nước lớn và các cuộc xung đột quân sự mà chúng thường nổi lên cùng với sự hưng thịnh và suy tàn của các nước này. Và đó là khi kinh tế cuối cùng nhảy vào cuộc. Sức mạnh địa chiến lược và sức mạnh kinh tế luôn đi với nhau như hình với bóng.

Như nhà sử học Paul Kennedy của Đại học Yale nhấn mạnh từ lâu, một điều kiện cho việc "làm quá sức ngoài đế chế của mình" xuất hiện là khi việc thể hiện sức mạnh quân sự vượt xa những nền tảng kinh tế đang lung lay của một quốc gia.

Đã 30 năm trôi qua kể từ khi Kennedy lên tiếng cảnh báo rằng nước Mỹ, với việc chi tiêu quá mức cho quốc phòng, đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương trước việc làm quá sức như vậy. Thêm vào đó, những kẻ có khả năng thay thế Mỹ lại trở nên mờ nhạt: Liên Xô sụp đổ, sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản nổ tung, còn nước Đức bị dính vào việc thống nhất đất nước và việc hợp nhất châu Âu. Chỉ còn lại một nước Mỹ không còn ai đe dọa mệt nhọc đi trên đường.

Trung Quốc, dĩ nhiên, khi đó chỉ đơn thuần chỉ là một đối tượng theo dõi. Hơn nữa, vào năm 1988, nước Mỹ có được một tỷ lệ tiết kiệm nội địa lên tới 5,6% thu nhập quốc dân - chỉ thấp hơn một chút so với tỷ lệ trung bình 6,3% của ba thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, nhưng vẫn lớn hơn gần 4 lần so với tỷ lệ hiện tại.

[Chuyên gia Trung Quốc đánh giá ảnh hưởng căng thẳng thương mại với Mỹ]

Vào thời điểm đó, nước Mỹ chi 270 tỷ USD cho quốc phòng - chưa bằng một nửa mức 700 tỷ USD được chuẩn chi trong ngân sách hiện tại, một mức hiện vượt khoản chi phí quân sự cộng lại của Trung Quốc, Nga, Anh, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Saudi Arabia, và Đức.

Trong khoảng thời gian đó Trung Quốc đã nổi lên. Trở lại năm 1988, GDP bình quân đầu người của nước này chỉ bằng 4% mức của Mỹ (tính theo sức mua tương đương). Năm nay, tỷ lệ đó là gần 30% - tăng gần 8 lần chỉ trong 3 thập niên.

Liệu chính trị sử dụng sức mạnh có thể bù đắp cho những nguyên lý cơ bản ngày càng trở nên mong manh của một nền kinh tế Mỹ thiếu hụt tiết kiệm, nền kinh tế đang tiếp tục chiếm một phần không cân xứng trong chi tiêu quân sự toàn cầu hay không?

Liệu chính trị sức mạnh có thể kiềm chế được sự nổi lên của Trung Quốc và vô hiệu hóa được cam kết của Trung Quốc đối với việc hợp nhất liên khu vực và toàn cầu hóa không?

Chính quyền Trump dường như tin rằng nước Mỹ hiện đã ở vào thời điểm thuận lợi trong chu kỳ kinh tế để thực hiện vai trò của mình trong trò chơi sức mạnh.

Tuy nhiên, chiến lược của chính quyền Trump chỉ có thể thành công nếu Trung Quốc từ bỏ những nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược tăng trưởng được coi là bộ khung của những tham vọng đại cường quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: đổi mới nội bộ, ưu thế về công nghệ và quân sự, và vai trò lãnh đạo xuyên khu vực.

Khác với ông Trump, ông Tập Cận Bình hiểu được mối liên kết giữa sức mạnh kinh tế và sức mạnh địa chiến lược.

Ông Trump khoe rằng dễ giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại. Không những ông đang có nguy cơ đánh giá thấp kẻ thù của mình, mà thậm chí ông còn có nguy cơ đánh giá quá cao sức mạnh của Mỹ.

Cuộc chiến thương mại có thể chỉ là một cuộc đụng độ sớm của một cuộc chiến còn gay go hơn nhiều, trong đó kinh tế cuối cùng sẽ vượt lên trên Trump./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục