53,3 tỷ USD là khoản ngân sách mà hai viện Quốc hội Mỹ đã nhất trí dành cho viện trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong năm tài chính 2012.
Ngân sách này đã giảm 2,4 tỷ USD so với đề nghị của chính quyền Barak Obama, trong đó giảm mạnh đóng góp của Mỹ cho Liên hợp quốc và hoạt động gìn giữ hòa bình của thể chế đa phương lớn nhất toàn cầu này.
[LHQ cần 7,7 tỷ USD cho hoạt động nhân đạo 2012]
Ngày 19/12, Chủ tịch Tổ chức các công dân vì các giải pháp toàn cầu (CGS) - tổ chức ủng hộ Liên hợp quốc, ông Don Kraus cho rằng, trong bối cảnh sức ép mạnh mẽ tại Hạ viện đòi cắt giảm ngân sách, đặc biệt là ngân sách đóng góp cho Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, ngân sách viện trợ quốc tế 53,3 tỷ USD cho năm tài chính 2012 đã cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích ở Liên hợp quốc.
Trong khoản ngân sách trên có 11,2 tỷ USD chi cho các hoạt động phi quân sự đột xuất ở nước ngoài (OCO). Phần đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc giảm 130 triệu USD, ảnh hưởng không nhỏ tới các kế hoạch gìn giữ và kiến tạo hòa bình của tổ chức này.
Mặc dù chính quyền Mỹ đề nghị tăng 300% ngân sách năm 2012 đóng góp cho các cơ quan đa phương liên quan đến biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái Đất so với năm 2011, nhưng Quốc hội vẫn giữ nguyên mức đóng góp như năm 2011.
Cũng như vậy, Nhà Trắng đề nghị đóng góp 144 triệu USD cho Cơ quan Tiện nghi môi trường toàn cầu và 190 triệu USD cho Quỹ Khí hậu chiến lược của Liên hợp quốc, nhưng Quốc hội chỉ phê chuẩn mức đóng góp trong năm tài chính 2012 lần lượt là 90 triệu USD và 50 triệu USD.
Ngân sách đóng góp của Mỹ cho Quỹ Dân số Liên hợp quốc và cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine trong năm tài chính 2012 cũng giảm mạnh.
Đặc biệt, Quốc hội Mỹ cắt giảm 80 triệu USD đóng góp cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), chiếm 22% toàn bộ ngân sách năm 2011 của tổ chức này.
Hầu hết các đề nghị của chính quyền Mỹ về viện trợ song phương năm 2012 cho các đối tác chủ chốt như Ai Cập (1,3 tỷ USD viện trợ quân sự và 250 triệu USD viện trợ kinh tế), Pakistan và chính quyền Palestine với hàng trăm triệu USD đều được giữ nguyên hoặc chỉ giảm nhẹ so với mức năm tài chính 2011. Tuy nhiên, chúng được gắn với các điều kiện chặt chẽ hơn và dành cho Ngoại trưởng Hillary Clinton quyền phủ quyết./.
Ngân sách này đã giảm 2,4 tỷ USD so với đề nghị của chính quyền Barak Obama, trong đó giảm mạnh đóng góp của Mỹ cho Liên hợp quốc và hoạt động gìn giữ hòa bình của thể chế đa phương lớn nhất toàn cầu này.
[LHQ cần 7,7 tỷ USD cho hoạt động nhân đạo 2012]
Ngày 19/12, Chủ tịch Tổ chức các công dân vì các giải pháp toàn cầu (CGS) - tổ chức ủng hộ Liên hợp quốc, ông Don Kraus cho rằng, trong bối cảnh sức ép mạnh mẽ tại Hạ viện đòi cắt giảm ngân sách, đặc biệt là ngân sách đóng góp cho Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, ngân sách viện trợ quốc tế 53,3 tỷ USD cho năm tài chính 2012 đã cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích ở Liên hợp quốc.
Trong khoản ngân sách trên có 11,2 tỷ USD chi cho các hoạt động phi quân sự đột xuất ở nước ngoài (OCO). Phần đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc giảm 130 triệu USD, ảnh hưởng không nhỏ tới các kế hoạch gìn giữ và kiến tạo hòa bình của tổ chức này.
Mặc dù chính quyền Mỹ đề nghị tăng 300% ngân sách năm 2012 đóng góp cho các cơ quan đa phương liên quan đến biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái Đất so với năm 2011, nhưng Quốc hội vẫn giữ nguyên mức đóng góp như năm 2011.
Cũng như vậy, Nhà Trắng đề nghị đóng góp 144 triệu USD cho Cơ quan Tiện nghi môi trường toàn cầu và 190 triệu USD cho Quỹ Khí hậu chiến lược của Liên hợp quốc, nhưng Quốc hội chỉ phê chuẩn mức đóng góp trong năm tài chính 2012 lần lượt là 90 triệu USD và 50 triệu USD.
Ngân sách đóng góp của Mỹ cho Quỹ Dân số Liên hợp quốc và cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine trong năm tài chính 2012 cũng giảm mạnh.
Đặc biệt, Quốc hội Mỹ cắt giảm 80 triệu USD đóng góp cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), chiếm 22% toàn bộ ngân sách năm 2011 của tổ chức này.
Hầu hết các đề nghị của chính quyền Mỹ về viện trợ song phương năm 2012 cho các đối tác chủ chốt như Ai Cập (1,3 tỷ USD viện trợ quân sự và 250 triệu USD viện trợ kinh tế), Pakistan và chính quyền Palestine với hàng trăm triệu USD đều được giữ nguyên hoặc chỉ giảm nhẹ so với mức năm tài chính 2011. Tuy nhiên, chúng được gắn với các điều kiện chặt chẽ hơn và dành cho Ngoại trưởng Hillary Clinton quyền phủ quyết./.
(TTXVN/Vietnam+)