Mỹ, Đức thảo luận về khủng hoảng tại châu Âu

Tổng thống Mỹ đã điện đàm với Thủ tướng Đức Merkel để thảo luận về diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 14/10 đã điệnđàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel để thảo luận vềnhững diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng tiềnchung châu Âu (Eurozone).

Trước đó, ông Obama từng cảnh báo cuộc khủnghoảng này có sẽ gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ.

Thông cáo của Nhà Trắng nêu rõ Tổng thống Obama và Thủ tướng Merkel cũng đã thảo luận về công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Nhómcác nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi (G-20) sắp tới ở Cannes, thành phố biển miền Nam nước Pháp, và nhất trí giữ liên lạcchặt chẽ trước thời gian diễn ra các hội nghị.

Cuộc điệnđàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Đức diễn ra ngay trước thềm cuộc họp cácBộ trưởng Tài chính G-20, dự kiến tại Paris(Pháp) với trọng tâm là cuộc khủng hoảng tại Eurozone.

Tổng thống Mỹ thường xuyên tiến hành các cuộc tham vấn qua điện thoạivới các nhà lãnh đạo châu Âu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng của lục địanày ngày càng nghiêm trọng.

Văn phòng Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy ngày 10/10 cho biết trong cuộc điện đàm giữa hai nhàlãnh đạo Pháp và Mỹ mới đây, ông chủ Nhà Trắng đã bày tỏ hoàn toàn ủnghộ nỗ lực chung của Pháp-Đức xúc tiến một giải pháp cho cuộc khủng hoảngnợ công.

Tổng thống Obama cũng đã trao đổi với Thủ tướng Anh David Cameron về cuộc khủng hoảng tại châu Âu.

Trong khi đó, từ Paris, Bộ trưởng Tài chính Mỹ TimothyGeithner cho biết các nhà lãnh đạo châu Âu đã đạt được tiến bộ tronggiải quyết khủng hoảng, chủ yếu đang tập trung vào việc ngăn chặn mộtkịch bản vỡ nợ đối với Hy Lạp vốn đã được nhiều người dự báo.

Phát biểu trên kênh truyền hình CNBC ngày 14/10, ông Geithner tuyên bốchâu Âu đang biến chuyển rõ rệt. Các nguồn trợ giúp tài chính của QuỹTiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) đủ để đối phó với cuộckhủng hoảng nợ công.

Theo ông Geithner, IMF không cần tiếp tục rót vốn để giúpchâu Âu vượt qua "bão" nợ công và khôi phục lòng tin của thị trường đốivới Eurozone.

Mới đây, Bộ trưởng Tài chính Nam Phi PravinGordhan cảnh báo rằng các khoản hỗ trợ tài chính của IMF và EU có thể"không phát huy hiệu quả" nếu "virus" nợ công lan rộng thêm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục