Xuất khẩu tôm của Ấn Độ đang phải đối mặt với sức ép nặng nề sau khi hiệp hội các nhà sản xuất tôm của Mỹ yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế trừng phạt đối với tôm xuất khẩu của một số nước, trong đó có Ấn Độ.
Mức thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu của Ấn Độ hiện là 1,67%. Tuy nhiên, Liên minh các ngành công nghiệp về tôm ở vùng Vịnh của Mỹ (COGSI), tổ chức đại diện quyền lợi cho ngư dân khai thác, chế biến, sản xuất tôm ở các tiểu bang Alabama, Florida, Georgia, Louisiana, Mississippi và Texas cho rằng tôm nhập khẩu giá rẻ của một số nước bao gồm Ấn Độ đã làm ảnh hưởng đến giá cả trong nước, xói mòn doanh thu, đe dọa công ăn việc làm ở Mỹ và làm mất đi lợi nhuận hoạt động của các nhà sản xuất trong nước.
Ông C. David Veal, Giám đốc điều hành COGSI, cho rằng kể từ năm 2009, các công ty sản xuất tôm từ bảy quốc gia (sáu quốc gia ở châu Á và một quốc gia ở Nam Mỹ) đã giành thị phần ở Mỹ bằng cách giảm giá sản phẩm trong nước thông qua việc sử dụng hàng tỷ USD trợ cấp của các chính phủ những nước này. Tôm nhập khẩu tràn ngập thị trường với mức giá cạnh tranh không công bằng gây khó khăn cho các nhà xuất xuất tôm Mỹ và có thể dẫn đến chỗ phá sản.
Anwar Hashim, Giám đốc điều hành Abad Fisheries, cựu Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu Hải sản Ấn Độ, cho Financial Expess biết yêu cầu của các nhà sản xuất tôm Mỹ có thể gây bất an cho các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ và những đánh giá xem xét lại của Chính phủ Mỹ có thể kéo dài nhiều năm.
Tác động của thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đã ảnh hưởng mạnh tới xuất khẩu tôm của Ấn Độ. Các công ty xuất khẩu tôm của Ấn Độ vào Mỹ đã giảm từ 228 xuống 75 công ty. Tôm xuất khẩu đông lạnh chiếm gần 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hải sản của Ấn Độ./.
Mức thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu của Ấn Độ hiện là 1,67%. Tuy nhiên, Liên minh các ngành công nghiệp về tôm ở vùng Vịnh của Mỹ (COGSI), tổ chức đại diện quyền lợi cho ngư dân khai thác, chế biến, sản xuất tôm ở các tiểu bang Alabama, Florida, Georgia, Louisiana, Mississippi và Texas cho rằng tôm nhập khẩu giá rẻ của một số nước bao gồm Ấn Độ đã làm ảnh hưởng đến giá cả trong nước, xói mòn doanh thu, đe dọa công ăn việc làm ở Mỹ và làm mất đi lợi nhuận hoạt động của các nhà sản xuất trong nước.
Ông C. David Veal, Giám đốc điều hành COGSI, cho rằng kể từ năm 2009, các công ty sản xuất tôm từ bảy quốc gia (sáu quốc gia ở châu Á và một quốc gia ở Nam Mỹ) đã giành thị phần ở Mỹ bằng cách giảm giá sản phẩm trong nước thông qua việc sử dụng hàng tỷ USD trợ cấp của các chính phủ những nước này. Tôm nhập khẩu tràn ngập thị trường với mức giá cạnh tranh không công bằng gây khó khăn cho các nhà xuất xuất tôm Mỹ và có thể dẫn đến chỗ phá sản.
Anwar Hashim, Giám đốc điều hành Abad Fisheries, cựu Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu Hải sản Ấn Độ, cho Financial Expess biết yêu cầu của các nhà sản xuất tôm Mỹ có thể gây bất an cho các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ và những đánh giá xem xét lại của Chính phủ Mỹ có thể kéo dài nhiều năm.
Tác động của thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đã ảnh hưởng mạnh tới xuất khẩu tôm của Ấn Độ. Các công ty xuất khẩu tôm của Ấn Độ vào Mỹ đã giảm từ 228 xuống 75 công ty. Tôm xuất khẩu đông lạnh chiếm gần 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hải sản của Ấn Độ./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)