Đình làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế được xây dựng năm 1808, có bề dày lịch sử - văn hóa mà ít làng ở miền Trung sánh được.
Ngày 1/5/1930, đình làng Mỹ Lợi là nơi đã treo cao lá cờ Cộng sản của chi bộ Đảng Mỹ Lợi. Đây là lá cờ Đảng đầu tiên được treo lên ở Thừa Thiên - Huế.
Trong hai cuộc kháng chiến giữ nước vừa qua, Mỹ Lợi là một pháo đài cách mạng. Làng Mỹ Lợi đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đình làng Mỹ Lợi còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, giá trị lịch sử quan trọng của đất nước, được công nhận là Di tích Lịch sử - văn hóa - kiến trúc cấp quốc gia tháng 6/1996.
Đặc biệt, đây là nơi lưu giữ một văn bản bằng chữ Hán, được lập cách đây 250 năm, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Văn bản xử lý việc kiện tụng của phường An Bằng (nay là làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang) và làng Mỹ Lợi, ngày 19/9 năm Cảnh Hưng 20 (6/11/1759) về việc tranh chấp giữa 2 làng liên quan đến một con thuyền và tiền trợ cấp cho đội thuyền phục vụ Hoàng Sa.
Nội dung văn bản này cho thấy cách đây 250 năm, nhà Nguyễn đã có quân trấn giữ quần đảo Hoàng Sa.
Văn bản liên quan đến chủ quyền Việt Nam ở Mỹ Lợi đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế bàn giao cho Bộ Ngoại giao để bổ sung hồ sơ về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.
Mỹ Lợi còn là một chợ lớn ảnh hưởng đến buôn bán và đời sống của dân 5 xã khu 3 thuộc huyện Phú Lộc, không thua kém chợ Vinh Thanh, chợ Sịa, là những "chợ quê" nổi tiếng trên đất Thừa Thiên - Huế.
"Một phiên chợ quê đúng nghĩa vào Mồng 6 Tết Âm lịch (tức 28/1), không chỉ với các sản vật rau, cá, cam, quýt, chuối, dứa, quả cau... mà còn kết hợp với các trò chơi như lễ tế Xuân, đua thuyền thúng, kéo co, hô bài chòi... chỉ có trong phiên chợ quê ngày tết ở Mỹ Lợi" - ông Hoàng Văn Giải, Bí thư huyện ủy Phú Lộc cho biết.
Chợ Mỹ Lợi gần bến nước, thuận tiện cho việc buôn bán và vận chuyển hàng hóa qua lại trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Chợ còn là nơi tổ chức vui Xuân, đón Tết của dân làng Mỹ Lợi được lưu truyền từ xưa đến giờ với bao trò chơi như lễ tế xuân, đua thuyền thúng, kéo co, hô bài chòi...
Ở đây đất tốt, nên cau Mỹ Lợi trái tròn, ruột nhiều, tang mỏng, mềm và ngọt. Khoai mài Mỹ Lợi nổi tiếng, ngày xưa dùng để tiến vua. Người Mỹ Lợi xưa vào rú (rừng chồi trên cát) đào khoai mài tiến cho phủ chúa, cung vua để được miễn giảm các khoản thuế, sưu dịch.
Người già làng Mỹ Lợi kể, làng được thành lập năm 1562, do các ngài khai canh, là ngư dân di cư bằng đường biển từ Bắc vào Nam, chọn mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió này để lập làng. Hiện làng Mỹ Lợi có diện tích 896ha với 1.400 hộ, 6.000 nhân khẩu.
Làng đã để lại cho đời những sản phẩm trở thành thương hiệu có tiếng: Nghề vườn có cau Mỹ Lợi, dưới tán cau trồng cam, quýt, chuối, dứa, hoàng tinh; nghề nón lá Mỹ Lợi không thua nón lá Huế; nghề biển, nghề đầm Mỹ Lợi có cá dìa, mú, hanh, cá buôi, cá thu, ngừ, tôm sú, tôm rằn ngon có tiếng.
Đất Huế có cau Nam Phổ nổi tiếng (Mua vôi chợ Quán chợ Cầu/Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh), nhưng cau Nam Phổ trồng trên đất thịt không ngon bằng cau Mỹ Lợi trồng trên cát pha mùn./.
Ngày 1/5/1930, đình làng Mỹ Lợi là nơi đã treo cao lá cờ Cộng sản của chi bộ Đảng Mỹ Lợi. Đây là lá cờ Đảng đầu tiên được treo lên ở Thừa Thiên - Huế.
Trong hai cuộc kháng chiến giữ nước vừa qua, Mỹ Lợi là một pháo đài cách mạng. Làng Mỹ Lợi đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đình làng Mỹ Lợi còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, giá trị lịch sử quan trọng của đất nước, được công nhận là Di tích Lịch sử - văn hóa - kiến trúc cấp quốc gia tháng 6/1996.
Đặc biệt, đây là nơi lưu giữ một văn bản bằng chữ Hán, được lập cách đây 250 năm, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Văn bản xử lý việc kiện tụng của phường An Bằng (nay là làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang) và làng Mỹ Lợi, ngày 19/9 năm Cảnh Hưng 20 (6/11/1759) về việc tranh chấp giữa 2 làng liên quan đến một con thuyền và tiền trợ cấp cho đội thuyền phục vụ Hoàng Sa.
Nội dung văn bản này cho thấy cách đây 250 năm, nhà Nguyễn đã có quân trấn giữ quần đảo Hoàng Sa.
Văn bản liên quan đến chủ quyền Việt Nam ở Mỹ Lợi đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế bàn giao cho Bộ Ngoại giao để bổ sung hồ sơ về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.
Mỹ Lợi còn là một chợ lớn ảnh hưởng đến buôn bán và đời sống của dân 5 xã khu 3 thuộc huyện Phú Lộc, không thua kém chợ Vinh Thanh, chợ Sịa, là những "chợ quê" nổi tiếng trên đất Thừa Thiên - Huế.
"Một phiên chợ quê đúng nghĩa vào Mồng 6 Tết Âm lịch (tức 28/1), không chỉ với các sản vật rau, cá, cam, quýt, chuối, dứa, quả cau... mà còn kết hợp với các trò chơi như lễ tế Xuân, đua thuyền thúng, kéo co, hô bài chòi... chỉ có trong phiên chợ quê ngày tết ở Mỹ Lợi" - ông Hoàng Văn Giải, Bí thư huyện ủy Phú Lộc cho biết.
Chợ Mỹ Lợi gần bến nước, thuận tiện cho việc buôn bán và vận chuyển hàng hóa qua lại trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Chợ còn là nơi tổ chức vui Xuân, đón Tết của dân làng Mỹ Lợi được lưu truyền từ xưa đến giờ với bao trò chơi như lễ tế xuân, đua thuyền thúng, kéo co, hô bài chòi...
Ở đây đất tốt, nên cau Mỹ Lợi trái tròn, ruột nhiều, tang mỏng, mềm và ngọt. Khoai mài Mỹ Lợi nổi tiếng, ngày xưa dùng để tiến vua. Người Mỹ Lợi xưa vào rú (rừng chồi trên cát) đào khoai mài tiến cho phủ chúa, cung vua để được miễn giảm các khoản thuế, sưu dịch.
Người già làng Mỹ Lợi kể, làng được thành lập năm 1562, do các ngài khai canh, là ngư dân di cư bằng đường biển từ Bắc vào Nam, chọn mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió này để lập làng. Hiện làng Mỹ Lợi có diện tích 896ha với 1.400 hộ, 6.000 nhân khẩu.
Làng đã để lại cho đời những sản phẩm trở thành thương hiệu có tiếng: Nghề vườn có cau Mỹ Lợi, dưới tán cau trồng cam, quýt, chuối, dứa, hoàng tinh; nghề nón lá Mỹ Lợi không thua nón lá Huế; nghề biển, nghề đầm Mỹ Lợi có cá dìa, mú, hanh, cá buôi, cá thu, ngừ, tôm sú, tôm rằn ngon có tiếng.
Đất Huế có cau Nam Phổ nổi tiếng (Mua vôi chợ Quán chợ Cầu/Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh), nhưng cau Nam Phổ trồng trên đất thịt không ngon bằng cau Mỹ Lợi trồng trên cát pha mùn./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)