Sau gần hai năm tranh cãi bất phân thắng bại dẫn tới việc ngân sách tài khóa 2013 bị tự động cắt giảm, ngày 2/3, phe Cộng hòa kiểm soát Hạ viện và đảng Dân chủ nắm quyền đa số tại Thượng viện Mỹ đã công bố hai kế hoạch khác nhau với cùng mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách nhằm giảm bớt khoản nợ quốc gia đang ngày càng phình to.
Hai phương án khác nhau này phản ánh chiều hướng chính trường Mỹ trong thời gian tới vẫn tiếp tục tranh cãi, thậm chí bế tắc xung quanh các chính sách tài chính và thuế khóa.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã đưa ra gói đề xuất cân bằng ngân sách, theo đó sẽ cắt giảm tổng cộng 4.600 tỷ USD trong 10 năm tới, chủ yếu từ các chương trình phúc lợi xã hội.
[Ngân sách LB Mỹ đã chính thức bị tự động cắt giảm]
Theo gói đề xuất của Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Paul Ryan, đến năm 2023, thay vì năm 2040 như đề xuất trước đây, nước Mỹ sẽ cân bằng được cán cân chi tiêu ngân sách liên bang.
Trong 4.600 tỷ USD cắt giảm thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới của phe Cộng hòa có 620 tỷ USD từ việc tăng thuế đối với những cá nhân và cặp vợ chồng có thu nhập từ 400.000 và 450.000 USD/năm trở lên mà phe Cộng hòa đã buộc phải chấp thuận hồi tháng 1/2013; 1.800 tỷ USD từ cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội, trong đó có việc cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế cho người nghèo và người khuyết tật; 931 tỷ USD từ việc chấm dứt hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan; 85 tỷ USD cắt giảm ngân sách tự động tài khóa 2013 bắt đầu từ ngày 1/3 vừa qua; 249 tỷ USD từ ngân sách của Bộ Quốc phòng và các chương trình khác từ giáo dục tới các công việc quốc gia...
Ngân sách hàng năm của chính phủ liên bang sẽ chỉ tăng ở mức 3,4% thay vì 5% như hiện nay. Với kế hoạch này, phe Cộng hòa tại Hạ viện dự kiến thâm hụt ngân sách liên bang năm 2014 sẽ giảm từ mức hơn 1.000 tỷ USD của 4 năm gần đây xuống 528 tỷ, năm 2015 là 125 tỷ và năm 2016 là 69 tỷ USD.
Với mức giảm thâm hụt ngân sách này, nợ công của Mỹ hiện ở mức 16.700 tỷ USD, chiếm 103% GDP sẽ giảm xuống 77,2% GDP vào năm 2014 và 54,8% sau 10 năm. Ngoài việc cắt giảm trên, đề xuất của phe Cộng hòa cũng đề nghị đơn giản hóa bộ luật thuế theo đó quy gọn thuế thu nhập về hai mức 10% và 25%.
Trong khi đó, các nghị sỹ Dân chủ tại Thượng viện cùng ngày đã đưa ra kế hoạch cắt giảm tổng cộng 1.850 tỷ USD trong 10 năm tới thông qua việc tăng thuế và tăng 100 tỷ USD cho xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở nhằm tạo thêm việc làm.
[Mỹ lạc quan về triển vọng đạt thỏa hiệp ngân sách]
Để đạt được mục tiêu này, phe Dân chủ tại Thượng viện chủ trương kết hợp giữa cắt giảm chi tiêu của chính phủ và tăng nguồn thu qua việc áp đặt mức thuế cao hơn đối với những người giàu có nhất nước Mỹ.
Cụ thể, gói đề xuất cắt giảm của đảng Dân chủ bao gồm 975 tỷ USD tăng thuế thu nhập và lấp các lỗ hổng trong chính sách thuế; 493 tỷ USD từ các chương trình chi tiêu trong nước; 240 tỷ USD từ ngân sách quốc phòng...
Các nhà lãnh đạo của phe Dân chủ cho biết quan điểm của họ là cắt giảm không phải bằng mọi giá mà phải đảm bảo vẫn hỗ trợ cho kinh tế phát triển và tạo ra thêm nhiều việc làm.
Kế hoạch của đảng Dân chủ cũng chủ trương không kỳ vọng cân bằng được cán cân chi tiêu liên bang trong 10 năm mà chỉ cắt giảm thâm hụt xuống mức có thể kiểm soát được.
Nhận định về vấn đề này, Hạ nghị sỹ Chris Van Hollen, thành viên cấp cao của đảng Dân chủ tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện, thừa nhận có một "hố ngăn cách lớn chưa từng có" trong các gói đề xuất của hai đảng.
Thủ lĩnh phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid ngay lập tức bác bỏ đề xuất của đảng Cộng hòa, cho rằng các biện pháp trên chỉ mang thêm lợi ích cho thiểu số những người giàu có nhất nước Mỹ trong khi việc cắt giảm các dịch vụ cơ bản của chính phủ sẽ gây tổn hại tới quyền lợi của tầng lớp trung lưu và người thu nhập thấp.
Cùng chung quan điểm, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cùng ngày cũng cho rằng gói đề xuất của phe Cộng hòa sẽ khó đạt được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách trong khi lại chất thêm gánh nặng thuế đối với các gia đình trung lưu cũng như gây tổn hại đến chương trình bảo hiểm sức khỏe cho người cao tuổi và người tàn tật Medicare.
Đây là lần đầu tiên trong 92 năm qua, kế hoạch ngân sách liên bang của Mỹ được Quốc hội đưa ra thay vì truyền thống xưa nay là do Nhà Trắng đưa ra vào đầu tháng 2 hàng năm theo quy định của Đạo luật Ngân sách và Kiểm toán năm 1921.
Giới chuyên gia nhận định cả hai phương án của hai đảng có cùng mục tiêu nhưng khác nhau căn bản về số liệu và biện pháp này đều khó có cơ hội được thông qua. Điểm khác mấu chốt trong hai phương án này là đảng Dân chủ phản đối việc cắt giảm mạnh các chương trình phúc lợi trong khi đảng Cộng hòa chống lại mọi chủ trương tăng thuế.
Dự kiến, đến ngày 8/4 tới, Tổng thống Barack Obama sẽ đệ trình lên Quốc hội kế hoạch chi tiêu ngân sách tài khóa 2014 cộng với các giải pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách./.
Hai phương án khác nhau này phản ánh chiều hướng chính trường Mỹ trong thời gian tới vẫn tiếp tục tranh cãi, thậm chí bế tắc xung quanh các chính sách tài chính và thuế khóa.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã đưa ra gói đề xuất cân bằng ngân sách, theo đó sẽ cắt giảm tổng cộng 4.600 tỷ USD trong 10 năm tới, chủ yếu từ các chương trình phúc lợi xã hội.
[Ngân sách LB Mỹ đã chính thức bị tự động cắt giảm]
Theo gói đề xuất của Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Paul Ryan, đến năm 2023, thay vì năm 2040 như đề xuất trước đây, nước Mỹ sẽ cân bằng được cán cân chi tiêu ngân sách liên bang.
Trong 4.600 tỷ USD cắt giảm thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới của phe Cộng hòa có 620 tỷ USD từ việc tăng thuế đối với những cá nhân và cặp vợ chồng có thu nhập từ 400.000 và 450.000 USD/năm trở lên mà phe Cộng hòa đã buộc phải chấp thuận hồi tháng 1/2013; 1.800 tỷ USD từ cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội, trong đó có việc cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế cho người nghèo và người khuyết tật; 931 tỷ USD từ việc chấm dứt hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan; 85 tỷ USD cắt giảm ngân sách tự động tài khóa 2013 bắt đầu từ ngày 1/3 vừa qua; 249 tỷ USD từ ngân sách của Bộ Quốc phòng và các chương trình khác từ giáo dục tới các công việc quốc gia...
Ngân sách hàng năm của chính phủ liên bang sẽ chỉ tăng ở mức 3,4% thay vì 5% như hiện nay. Với kế hoạch này, phe Cộng hòa tại Hạ viện dự kiến thâm hụt ngân sách liên bang năm 2014 sẽ giảm từ mức hơn 1.000 tỷ USD của 4 năm gần đây xuống 528 tỷ, năm 2015 là 125 tỷ và năm 2016 là 69 tỷ USD.
Với mức giảm thâm hụt ngân sách này, nợ công của Mỹ hiện ở mức 16.700 tỷ USD, chiếm 103% GDP sẽ giảm xuống 77,2% GDP vào năm 2014 và 54,8% sau 10 năm. Ngoài việc cắt giảm trên, đề xuất của phe Cộng hòa cũng đề nghị đơn giản hóa bộ luật thuế theo đó quy gọn thuế thu nhập về hai mức 10% và 25%.
Trong khi đó, các nghị sỹ Dân chủ tại Thượng viện cùng ngày đã đưa ra kế hoạch cắt giảm tổng cộng 1.850 tỷ USD trong 10 năm tới thông qua việc tăng thuế và tăng 100 tỷ USD cho xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở nhằm tạo thêm việc làm.
[Mỹ lạc quan về triển vọng đạt thỏa hiệp ngân sách]
Để đạt được mục tiêu này, phe Dân chủ tại Thượng viện chủ trương kết hợp giữa cắt giảm chi tiêu của chính phủ và tăng nguồn thu qua việc áp đặt mức thuế cao hơn đối với những người giàu có nhất nước Mỹ.
Cụ thể, gói đề xuất cắt giảm của đảng Dân chủ bao gồm 975 tỷ USD tăng thuế thu nhập và lấp các lỗ hổng trong chính sách thuế; 493 tỷ USD từ các chương trình chi tiêu trong nước; 240 tỷ USD từ ngân sách quốc phòng...
Các nhà lãnh đạo của phe Dân chủ cho biết quan điểm của họ là cắt giảm không phải bằng mọi giá mà phải đảm bảo vẫn hỗ trợ cho kinh tế phát triển và tạo ra thêm nhiều việc làm.
Kế hoạch của đảng Dân chủ cũng chủ trương không kỳ vọng cân bằng được cán cân chi tiêu liên bang trong 10 năm mà chỉ cắt giảm thâm hụt xuống mức có thể kiểm soát được.
Nhận định về vấn đề này, Hạ nghị sỹ Chris Van Hollen, thành viên cấp cao của đảng Dân chủ tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện, thừa nhận có một "hố ngăn cách lớn chưa từng có" trong các gói đề xuất của hai đảng.
Thủ lĩnh phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Harry Reid ngay lập tức bác bỏ đề xuất của đảng Cộng hòa, cho rằng các biện pháp trên chỉ mang thêm lợi ích cho thiểu số những người giàu có nhất nước Mỹ trong khi việc cắt giảm các dịch vụ cơ bản của chính phủ sẽ gây tổn hại tới quyền lợi của tầng lớp trung lưu và người thu nhập thấp.
Cùng chung quan điểm, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cùng ngày cũng cho rằng gói đề xuất của phe Cộng hòa sẽ khó đạt được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách trong khi lại chất thêm gánh nặng thuế đối với các gia đình trung lưu cũng như gây tổn hại đến chương trình bảo hiểm sức khỏe cho người cao tuổi và người tàn tật Medicare.
Đây là lần đầu tiên trong 92 năm qua, kế hoạch ngân sách liên bang của Mỹ được Quốc hội đưa ra thay vì truyền thống xưa nay là do Nhà Trắng đưa ra vào đầu tháng 2 hàng năm theo quy định của Đạo luật Ngân sách và Kiểm toán năm 1921.
Giới chuyên gia nhận định cả hai phương án của hai đảng có cùng mục tiêu nhưng khác nhau căn bản về số liệu và biện pháp này đều khó có cơ hội được thông qua. Điểm khác mấu chốt trong hai phương án này là đảng Dân chủ phản đối việc cắt giảm mạnh các chương trình phúc lợi trong khi đảng Cộng hòa chống lại mọi chủ trương tăng thuế.
Dự kiến, đến ngày 8/4 tới, Tổng thống Barack Obama sẽ đệ trình lên Quốc hội kế hoạch chi tiêu ngân sách tài khóa 2014 cộng với các giải pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách./.
(TTXVN)