Mỹ: Nguy cơ giảm tiêu dùng, kinh tế tăng trưởng chậm

Các chuyên gia kinh tế cho biết đạo luật tránh "vách đá tài chính" vừa được Quốc hội Mỹ thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành có thể làm suy yếu sức tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế số một thế giới đang cố gắng vực dậy sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua.

Chuyên gia kinh tế của ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), ông Michael Brown cho biết trong năm nay, chi tiêu cá nhân ở Mỹ sẽ càng bị hạn chế do biện pháp tăng thuế đối với các cá nhân có thu nhập từ 400.000 USD/năm trở lên và các hộ gia đình có thu nhập trên 450.000 USD/năm.
Các chuyên gia kinh tế cho biết đạo luật tránh "vách đá tài chính" vừa được Quốc hội Mỹ thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành có thể làm suy yếu sức tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế số một thế giới đang cố gắng vực dậy sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua.

Chuyên gia kinh tế của ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), ông Michael Brown cho biết trong năm nay, chi tiêu cá nhân ở Mỹ sẽ càng bị hạn chế do biện pháp tăng thuế đối với các cá nhân có thu nhập từ 400.000 USD/năm trở lên và các hộ gia đình có thu nhập trên 450.000 USD/năm.

Ông nhấn mạnh đạo luật mới sẽ làm giảm thu nhập cố định, tăng áp lực lên ngân sách hộ gia đình và khiến người tiêu dùng phải thận trọng hơn trước mỗi quyết định chi tiêu.

Tương tự, nhiều ý kiến trong giới chuyên môn cho rằng thỏa thuận chính trị nhằm giúp Mỹ tránh khỏi "vách đá tài chính" sẽ gây tổn hại tới tăng trưởng kinh tế và những nỗ lực tạo việc làm của nước này dù nó giúp Mỹ tránh khỏi một cuộc suy thoái tồi tệ.

Giới chuyên gia cho rằng việc các nhà lãnh đạo chính trị nhất trí tăng thuế đối với những người giàu có nhất và mức khấu trừ lương cao hơn đối với tất cả mọi người sẽ khiến ngân sách Mỹ thêm thâm hụt, dẫn tới tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 bị suy giảm. Hơn nữa, các chính trị gia vẫn phải đối mặt với một cuộc chiến liên quan tới việc cắt giảm ngân sách chi tiêu liên bang, được trì hoãn thêm 2 tháng theo luật vừa được ban hành. Cuộc chiến này sẽ càng đẩy nền kinh tế vào khó khăn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2013 sẽ không tăng lên và số việc làm mới được tạo ra cũng chỉ ngang bằng năm 2012.

[Mỹ: Sau "vách đá tài chính" vẫn là những trở ngại lớn]

Nhà kinh tế Mark Zandi làm việc tại bộ phận phân tích của hãng Moody's cho rằng trong trường hợp mức thuế và kế hoạch chi tiêu của năm 2012 vẫn được duy trì, việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Mỹ giảm khoảng 1%.

Theo ông, nền kinh tế Mỹ sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng hơn 2% trong năm 2013, xấp xỉ bằng năm 2012. Các chuyên gia cho rằng mặc dù đạt được thỏa thuận về việc tăng thuế, song cuộc chiến chính trị đang dần hiện ra liên quan tới việc cắt giảm chi tiêu trong ngắn hạn và dài hạn sẽ tiếp tục khiến giới kinh doanh phải lo ngại như trong năm 2012./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục