Các nhà nghiên cứu tại Mỹ ngày 4/9 cho biết họ đã phát triển được một loại vắcxin có khả năng ngừa lao mạnh chưa từng có chống lại căn bệnh nguy hiểm này trên chuột thí nghiệm.
Nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu là Giáo sư William Jacobs thuộc trường Đại học Y Albert Einstein ở New York, khẳng định bí quyết để ngừa bệnh lao là phải hiểu rõ cơ chế vi khuẩn gây bệnh lao Mycobacterium "qua mặt" hệ miễn dịch của con người như thế nào.
Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu một chủng vi khuẩn cùng loại, được gọi là Mycobacterium smegmatis (M. smegmatis), có thể khiến chuột bị chết nếu được đưa vào cơ thể với liều cao, nhưng lại không gây hại cho con người.
Từ đó họ đã tạo ra một biến thể của chủng vi khuẩn M. smegmatis thiếu một bộ gien, được biết với tên gọi ESX-3, giúp vi khuẩn "qua mặt" hệ miễn dịch của vật chủ.
Những con chuột được tiêm vắcxin ngừa lao đã sống trung bình lâu gần gấp 3 lần so với nhóm đối chứng (135 ngày so với 54 ngày). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng chỉ 1/5 số chuột thí nghiệm có sự kháng bệnh như vậy, nghĩa là loại vắcxin này còn cần phải được hoàn thiện thêm.
Giáo sư Jacobs nhấn mạnh hiện họ vẫn chưa biết liệu vắcxin có hiệu quả đối với con người hay không, nhưng đây rõ ràng là một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu các loại vắcxin ngừa bệnh lao./.
Nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu là Giáo sư William Jacobs thuộc trường Đại học Y Albert Einstein ở New York, khẳng định bí quyết để ngừa bệnh lao là phải hiểu rõ cơ chế vi khuẩn gây bệnh lao Mycobacterium "qua mặt" hệ miễn dịch của con người như thế nào.
Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu một chủng vi khuẩn cùng loại, được gọi là Mycobacterium smegmatis (M. smegmatis), có thể khiến chuột bị chết nếu được đưa vào cơ thể với liều cao, nhưng lại không gây hại cho con người.
Từ đó họ đã tạo ra một biến thể của chủng vi khuẩn M. smegmatis thiếu một bộ gien, được biết với tên gọi ESX-3, giúp vi khuẩn "qua mặt" hệ miễn dịch của vật chủ.
Những con chuột được tiêm vắcxin ngừa lao đã sống trung bình lâu gần gấp 3 lần so với nhóm đối chứng (135 ngày so với 54 ngày). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng chỉ 1/5 số chuột thí nghiệm có sự kháng bệnh như vậy, nghĩa là loại vắcxin này còn cần phải được hoàn thiện thêm.
Giáo sư Jacobs nhấn mạnh hiện họ vẫn chưa biết liệu vắcxin có hiệu quả đối với con người hay không, nhưng đây rõ ràng là một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu các loại vắcxin ngừa bệnh lao./.
(TTXVN/Vietnam+)