Sau 10 năm xem xét, ngày 19/4, chính quyền Mỹ đã thông qua dự án xây dựng và vận hành nhà máy phong điện ngoài khơi đầu tiên của nước này tại bang Massachusets.
Trong thông báo ngày 19/4, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Kenneth Salazar cho biết sau khi hoàn thành, nhà máy trên sẽ có 130 tuốcbin cao 134m, công suất đạt 468 MW, cung cấp đủ điện sinh hoạt cho khoảng 200.000 hộ gia đình khi sức gió ở mức trung bình.
Dự án này có mức đầu tư là 2,62 tỷ USD và có thể giúp tạo ra 1.000 việc làm mới.
Thống đốc bang Massachusets, ông Deval Patrick, cho biết việc chính quyền liên bang phê chuẩn kế hoạch xây dựng và vận hành nhà máy nói trên đã giúp bang này có thêm cơ hội được hưởng lợi từ nguồn năng lượng sạch cũng như tạo thêm được nhiều việc làm.
Tuy nhiên, quyết định này vẫn chưa thể đặt dấu chấm hết cho những tranh cãi kéo dài nhiều năm về các vấn đề môi trường và văn hóa liên quan tới việc xây nhà máy điện tại vùng biển Nantucket Sound của bang Massachusets.
Những người phản đối đã gửi đơn kiện lên các tòa án vì họ cho rằng hoạt động của các tuốcbin trong nhà máy phong điện có thể đe dọa môi trường biển và đây là khu di tích quốc gia cần được bảo vệ chứ không nên bị công nghiệp hóa vì lợi ích kinh tế.
Xây dựng các nhà máy phong điện là một trong những xu hướng sản xuất năng lượng sạch của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Đan Mạch là nước đầu tiên trên thế giới lắp đặt các tuốcbin sản xuất phong điện trên biển.
Tại Mỹ, đến cuối năm 2010, sản lượng phong điện mới chỉ đạt 40.000 MW, chiếm 3% tổng lượng cung cấp điện năng toàn quốc.
Bộ Năng lượng Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2030, phong điện chiếm 20% tổng lượng điện năng, trong đó năng lượng gió ngoài khơi đóng góp 4%./.
Trong thông báo ngày 19/4, Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Kenneth Salazar cho biết sau khi hoàn thành, nhà máy trên sẽ có 130 tuốcbin cao 134m, công suất đạt 468 MW, cung cấp đủ điện sinh hoạt cho khoảng 200.000 hộ gia đình khi sức gió ở mức trung bình.
Dự án này có mức đầu tư là 2,62 tỷ USD và có thể giúp tạo ra 1.000 việc làm mới.
Thống đốc bang Massachusets, ông Deval Patrick, cho biết việc chính quyền liên bang phê chuẩn kế hoạch xây dựng và vận hành nhà máy nói trên đã giúp bang này có thêm cơ hội được hưởng lợi từ nguồn năng lượng sạch cũng như tạo thêm được nhiều việc làm.
Tuy nhiên, quyết định này vẫn chưa thể đặt dấu chấm hết cho những tranh cãi kéo dài nhiều năm về các vấn đề môi trường và văn hóa liên quan tới việc xây nhà máy điện tại vùng biển Nantucket Sound của bang Massachusets.
Những người phản đối đã gửi đơn kiện lên các tòa án vì họ cho rằng hoạt động của các tuốcbin trong nhà máy phong điện có thể đe dọa môi trường biển và đây là khu di tích quốc gia cần được bảo vệ chứ không nên bị công nghiệp hóa vì lợi ích kinh tế.
Xây dựng các nhà máy phong điện là một trong những xu hướng sản xuất năng lượng sạch của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Đan Mạch là nước đầu tiên trên thế giới lắp đặt các tuốcbin sản xuất phong điện trên biển.
Tại Mỹ, đến cuối năm 2010, sản lượng phong điện mới chỉ đạt 40.000 MW, chiếm 3% tổng lượng cung cấp điện năng toàn quốc.
Bộ Năng lượng Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2030, phong điện chiếm 20% tổng lượng điện năng, trong đó năng lượng gió ngoài khơi đóng góp 4%./.
(TTXVN/Vietnam+)