Những số liệu mới công bố về thâm hụt ngân sách cũng như việc làm ở Mỹ đang đặt ra những lo ngại về đà phục hồi của kinh tế nước này, cũng như về hiệu quả của những chính sách kinh tế của Tổng thống đương nhiệm.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội vừa công bố bản báo cáo cập nhật cho thấy thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong 6 tháng đầu của tài khóa 2012 (bắt đầu từ tháng 10/2011) đã lên tới 780 tỷ USD.
Với đà này, Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự báo năm 2012 là năm thứ tư liên tiếp mức thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.
Trong tài khóa 2011, ngân sách chính phủ liên bang Mỹ thâm hụt 1.300 tỷ USD.
Mức thâm hụt ngân sách liên tục gia tăng mạnh trong vài năm qua đã khiến khoản nợ công của Mỹ phồng lên mức 15.625 tỷ USD ở thời điểm đầu tháng 4/2012, tức bình quân mỗi người Mỹ phải gánh khoảng 50.000 USD nợ.
Khoản nợ quốc gia của Mỹ trong hơn 3 năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama đã tăng nhanh gấp 4 lần so với hai đời tổng thống tiền nhiệm là George W. Bush và Bill Clinton.
Trong hơn 3 năm ông Obama cầm quyền, khoản nợ quốc gia của Mỹ tăng tổng cộng 6.400 tỷ USD, so với mức tăng 1.400 tỷ USD trong 4 năm cầm quyền (2001-2004) của ông Bush và 1.200 tỷ USD trong 4 năm cầm quyền (1993-1996) của ông Bill Clinton.
Trong khi đó, số liệu mà Bộ Lao động Mỹ công bố cuối tuần qua cho thấy kinh tế nước này chỉ tạo thêm được 120.000 việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 3 - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011, so với con số mà các nhà kinh tế dự báo là trên 200.000 và mức trung bình trong 3 tháng 12/2011-2/2012 là 245.000.
Tuy nhiên, tổng số người thất nghiệp trong tháng trước không thay đổi nhiều, ở mức 12,7 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 8,3% xuống 8,2%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009, chủ yếu là do có tới 164.000 người Mỹ đã thôi không tìm kiếm việc làm.
Việc tăng trưởng việc làm chậm lại trong tháng trước cho thấy kinh tế Mỹ đã không tăng tốc đủ nhanh để duy trì đà phục hồi của thị trường việc làm.
Kinh tế nước này được nhận định sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong quý I/2012, so với mức tăng 3% trong quý IV/2011 và sẽ đạt mức tăng 2-2,5% trong cả năm.
Theo các nhà kinh tế, để hạ tỷ lệ thất nghiệp một điểm phần trăm, kinh tế Mỹ cần tăng trưởng 4%.
Tình hình nền kinh tế và thị trường việc làm như vậy đang mở ra khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ bởi việc các chủ doanh nghiệp hãm tốc độ thuê nhân công có thể khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào nền kinh tế.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke cho rằng thị trường việc làm có thể duy trì mức tăng trên 200.000 khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
Những số liệu trên đã cho thấy Chính phủ của Tổng thống Obama vẫn chưa thể tìm ra một giải pháp tối ưu cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, điều đang gây bất lợi cho ông trong cuộc tái tranh cử sắp tới./.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội vừa công bố bản báo cáo cập nhật cho thấy thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong 6 tháng đầu của tài khóa 2012 (bắt đầu từ tháng 10/2011) đã lên tới 780 tỷ USD.
Với đà này, Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự báo năm 2012 là năm thứ tư liên tiếp mức thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.
Trong tài khóa 2011, ngân sách chính phủ liên bang Mỹ thâm hụt 1.300 tỷ USD.
Mức thâm hụt ngân sách liên tục gia tăng mạnh trong vài năm qua đã khiến khoản nợ công của Mỹ phồng lên mức 15.625 tỷ USD ở thời điểm đầu tháng 4/2012, tức bình quân mỗi người Mỹ phải gánh khoảng 50.000 USD nợ.
Khoản nợ quốc gia của Mỹ trong hơn 3 năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama đã tăng nhanh gấp 4 lần so với hai đời tổng thống tiền nhiệm là George W. Bush và Bill Clinton.
Trong hơn 3 năm ông Obama cầm quyền, khoản nợ quốc gia của Mỹ tăng tổng cộng 6.400 tỷ USD, so với mức tăng 1.400 tỷ USD trong 4 năm cầm quyền (2001-2004) của ông Bush và 1.200 tỷ USD trong 4 năm cầm quyền (1993-1996) của ông Bill Clinton.
Trong khi đó, số liệu mà Bộ Lao động Mỹ công bố cuối tuần qua cho thấy kinh tế nước này chỉ tạo thêm được 120.000 việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 3 - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011, so với con số mà các nhà kinh tế dự báo là trên 200.000 và mức trung bình trong 3 tháng 12/2011-2/2012 là 245.000.
Tuy nhiên, tổng số người thất nghiệp trong tháng trước không thay đổi nhiều, ở mức 12,7 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 8,3% xuống 8,2%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009, chủ yếu là do có tới 164.000 người Mỹ đã thôi không tìm kiếm việc làm.
Việc tăng trưởng việc làm chậm lại trong tháng trước cho thấy kinh tế Mỹ đã không tăng tốc đủ nhanh để duy trì đà phục hồi của thị trường việc làm.
Kinh tế nước này được nhận định sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong quý I/2012, so với mức tăng 3% trong quý IV/2011 và sẽ đạt mức tăng 2-2,5% trong cả năm.
Theo các nhà kinh tế, để hạ tỷ lệ thất nghiệp một điểm phần trăm, kinh tế Mỹ cần tăng trưởng 4%.
Tình hình nền kinh tế và thị trường việc làm như vậy đang mở ra khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ bởi việc các chủ doanh nghiệp hãm tốc độ thuê nhân công có thể khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào nền kinh tế.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke cho rằng thị trường việc làm có thể duy trì mức tăng trên 200.000 khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
Những số liệu trên đã cho thấy Chính phủ của Tổng thống Obama vẫn chưa thể tìm ra một giải pháp tối ưu cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, điều đang gây bất lợi cho ông trong cuộc tái tranh cử sắp tới./.
Thái Hùng-Lê Minh (TTXVN)